1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lương Bích Thuỷ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/12/1987 4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 4961/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 1901/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 2393/QĐ-XHNV-ĐT về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Tự chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ tuổi trung niên: tiếp cận Công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh)”
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã bổ sung một hướng tiếp cận mới từ góc độ Công tác xã hội trong lĩnh vực nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ nói chung, và tự chăm sóc sức khoẻ nói riêng đối với nhóm phụ nữ tuổi trung niên – một trong những nhóm dễ bị tổn thương về khía cạnh sức khoẻ.
- Với sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã phân tích thực trạng tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ trung niên ở hai địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, xét trên ba khía cạnh sức khoẻ: thể chất, tinh thần và xã hội. Trong đó tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần có mức độ thực hành cao nhất, tiếp đến là tự chăm sóc sức khoẻ xã hội và cuối cùng là tự chăm sóc sức khoẻ thể chất. Mức độ thực hành cũng có sự khác nhau theo từng nhóm khách thể. Những phụ nữ trung niên có ưu thế về vị thế kinh tế - xã hội thì mức độ thực hành tự chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Đồng thời, người có vị thế kinh tế - xã hội tốt cũng gặp ít rào cản và có nhiều nguồn lực hơn để phục vụ cho hoạt động chăm sóc bản thân.
- Luận án đã phân tích về các nhóm rào cản và mức độ dự báo ảnh hưởng của chúng tới các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ. Phụ nữ trung niên gặp nhiều rào cản về điều kiện kinh tế, thời gian, gia đình và rào cản dịch vụ, văn hoá, thông tin đối với việc tự chăm sóc. Nhóm rào cản kinh tế, thời gian, gia đình có dự báo ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động tự chăm sóc. Rào cản từ bản thân chỉ dự báo ảnh hưởng đến hoạt động tự chăm sóc thể chất; Các rào cản dịch vụ, văn hoá, thông tin trong phạm vi của nghiên cứu này không dự báo ảnh hưởng đến tự chăm sóc tinh thần và xã hội của phụ nữ trung niên.
- Xét về các nguồn lực hỗ trợ, kết quả luận án chỉ ra rằng: phụ nữ trung niên nhận được nhiều hỗ trợ nhất từ nguồn lực vi mô gồm hệ thống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Nhóm nguồn lực vi mô, trung mô và ngoại vi dự báo ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động tự chăm sóc. Hệ thống nguồn lực vĩ mô và thời đại không dự báo ảnh hưởng đến tự chăm sóc thể chất, nhưng có ảnh hưởng đến các hoạt động tự chăm sóc tinh thần và xã hội.
- Kết quả luận án cũng chỉ ra rằng dịch vụ Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn chưa thực sự rõ nét ở hai địa bàn khảo. Nhiều người chưa từng tiếp cận dịch vụ này. Những hoạt động hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ theo hướng phòng ngừa vẫn còn là một khoảng trống trong hiện tại.
- Từ các phân tích về thực trạng nêu trên, luận án đã đưa ra những khuyến nghị từ góc độ Công tác xã hội nhằm tăng cường khả năng tự chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ tuổi trung niên, giảm thiểu những tác động từ rào cản và tăng cường sự hỗ trợ của các nguồn lực cũng như dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động này.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các nhà quản trị Y tế và Công tác xã hội có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu của luận án, từ đó làm cơ sở để xây dựng các chính sách và dịch vụ công tác xã hội, y tế cho phụ nữ trung niên dựa trên nguyên tắc trao quyền và phát huy điểm mạnh, trong đó nhấn mạnh đến chức năng phòng ngừa để hạn chế những rủi ro trong chăm sóc sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các thành viên trong nhóm liên ngành về chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng hiểu hơn về những đặc điểm tâm lý – xã hội của nhóm phụ nữ trung niên, từ đó có những can thiệp, hỗ trợ phù hợp hơn dành cho họ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Xây dựng mô hình tự chăm sóc chánh niệm cho phụ nữ tuổi trung niên
- Phát triển dịch vụ Công tác xã hội trong hỗ trợ tự chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng theo hướng phòng ngừa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Lương Bích Thủy (2018), “Tổng thuật nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe cá nhân từ góc nhìn Công tác xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Định hướng phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật – đào tạo – thực tiễn, NXB Đại học Huế (ISBN 978-604-912-913-1), tr. 305-317.
- Lương Bích Thuỷ (2020), “Tự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên”, Tạp chí Tâm lý học 1, tr.49-61.
- Lương Bích Thuỷ (2021), “Một số hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 77 (2b), tr. 270-284.
- Luong Bich Thuy, Nguyen Thi Thu Ha (2021), “Impact of Supportive Resources on Middle-Aged Women’s Self-Care Activities: A Study in The Vietnamese Context”, Asian Social Work Journal 6 (5), pp. 25-32. doi: .
- Luong Bich Thuy, Truong Quang Lam (2021), “Vietnamese middle-aged women's mindful relaxation activities and their relationship with utilized supportive resources”, The International Journal of Humanities and Social Studies 247-254. DOI No.: 10.24940/theijhss/2021/v9/i11/HS2111-051.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Luong Bich Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: December 24, 1987 4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number 4618/2016/QĐ-XHNV Date December 29, 2016 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Decision No. 4961/QD-XHNV-ĐT on extending the training period for PhD students in the course no. QH-2016-X; dated December 31th, 2019 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 1901/QD-XHNV-ĐT on extending the training period for PhD students in the course no. QH-2016-X; dated October 13th, 2020 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 2393/QD-XHNV-ĐT on changing the name of the PhD thesis topic of the PhD student, dated November 12, 2021 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: “Self-care in middle-aged women: Social work approach (Case study of Hanoi city and Quang Ninh province)”
8. Major: Social work 9. Code: 9760101.01
10. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Thu Ha
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis has added a new approach from the perspective of social work in the field of research on health care in general, and self-care in particular for middle-aged women - one of the health vulnerable groups.
- With the combination of quantitative and qualitative research methods, the thesis has analyzed the self-care status of middle-aged women in two areas of Hanoi city and Quang Ninh province, considering three aspects of health: physical, mental and social. In which, self-care for mental health has the highest level of practice, followed by self-care for social health and finally self-care for physical health. The level of practice varies by target group. Middle-aged women with advantages in socio-economic status have a better level of self-care practice. At the same time, people with good socio-economic status also face fewer barriers and have more resources for self-care activities.
- The thesis has analyzed groups of barriers and their predicted impact on self-care activities. Middle-aged women face many barriers in terms of economic conditions, time, family and service, cultural, and information barriers to self-care. Economic, time, and family barriers are expected to affect all self-care activities. The self-barrier is only predictive of the impact on physical self-care; Service, cultural, and information barriers within the scope of this study did not predict an impact on middle-aged women's mental and social self-care.
- In terms of support resources, the results of the thesis show that middle-aged women receive the most support from micro-resources including the family system, friends and colleagues. The group of micro-resources, meso-exosystem resources, is forecast to affect all self-care activities. Macro-chronosystem resources did not predict an effect on physical self-care, but an effect on mental and social self-care activities.
- The results of the thesis also show that social work services in the field of primary health care have not really developed clearly in the two survey areas. Many people have never had access to this service. There is still a gap in the current health care guidance activities.
- From the analysis of the above situation, the thesis has made recommendations from the perspective of social work to enhance the ability to take care of health for middle-aged women, minimizing the impact of barriers and at the same time strengthen the support of resources and support services for this activity.
12. Practical applicability, if any:
Health and social work administrators can refer to the research results of the thesis, thereby serving as a basis for formulating policies and social work and health services for middle-aged women based on the principle of empowerment and promotion of strengths, which emphasizes the preventive function to limit the risks in health care.
The results of the study also help members of the interdisciplinary health care team at health facilities as well as in the community better understand the psycho-social characteristics of middle-aged women, from There are more appropriate interventions and support for them
13. Further research directions, if any:
- Building a model of mindful self-care for middle-aged women
- Developing social work services in support of self-care in the community in the direction of prevention.
14. Thesis-related publications:
- Luong Bich Thuy (2018), “Review of research on individual self-care from a social work perspective”, Proceedings of the International Conference: Toward advancement of Social work profession in Vietnam: Role of Policy - Education - Practice, Hue University Publishing House (ISBN 978-604-912-913-1), pp. 305-317.
- Luong Bich Thuy (2020), "Self-care for middle-aged women", Journal of Psychology 1, pp.49-61.
- Luong Bich Thuy (2021), "Some self-care activities of middle-aged women", Journal of Social Sciences and Humanities 77 (2b), pp. 270-284.
- Luong Bich Thuy, Nguyen Thi Thu Ha (2021), “Impact of Supportive Resources on Middle-Aged Women’s Self-Care Activities: A Study in The Vietnamese Context”, Asian Social Work Journal 6 (5), pp. 25-32. doi: .
- Luong Bich Thuy, Truong Quang Lam (2021), “Vietnamese middle-aged women's mindful relaxation activities and their relationship with utilized supportive resources”, The International Journal of Humanities and Social Studies 247-254. DOI No.: 10.24940/theijhss/2021/v9/i11/HS2111-051.