Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Quyền lực truyền thông trong bầu cử ở Ấn Độ (Nghiên cứu trường hợp Tổng tuyển cử Ấn Độ 2014)

Thứ hai - 14/10/2024 05:48
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường       2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06/03/1989                                                  4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3618/2018/QĐ-XHNV
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): gia hạn 24 tháng từ 12/2022 đến 12/2024
7. Tên đề tài luận án: Quyền lực truyền thông trong bầu cử ở Ấn Độ (Nghiên cứu trường hợp Tổng tuyển cử Ấn Độ 2014)
8. Chuyên ngành: Chính trị học
9. Mã số: 9310201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:          PGS. TS. Phạm Quốc Thành
                                                               GS.TS. Dương Xuân Ngọc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu:
- Định tính vai trò và ảnh hưởng của truyền thông trong sự hình thành quan điểm chính trị của cử tri trong cuộc bầu cử và quyết định của cử tri Ấn Độ khi bỏ phiếu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu mối tương quan quyền lực truyền thông (media power) đối với bầu cử nói chung và trong Tổng tuyển cử tại Ấn Độ năm 2014 nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
- Phương pháp chính trị học: trong đó truyền thông được định nghĩa là một tổ chức liên quan đến các tổ chức khác trong tổng thể xã hội, cụ thể là chính trị và cử tri. Dưới ánh sáng này, nghiên cứu nhằm xác định và phân tích ảnh hưởng của truyền thông lên cử tri về mặt hình thành ý kiến chính trị, thay vì xử lý phương tiện truyền thông về nội dung và tác động của nó đối với quyết định bỏ phiếu của những người muốn đi theo phân tích định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Quyền lực truyền thông tuongq quan với quyền lực chính trị của đảng tranh cử, nhất là trong bầu cử là một tổng thể, với tư cách là “cái tổng thể” - một hệ thống phức tạp hợp thành từ nhiều thành phần – nó phải được tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp liên ngành.
- Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp và hồi cố.
- Phương pháp phỏng vấn sâu với cử tri và các nhà báo đã tham gia hay quan sát cuộc Tổng tuyển cử năm 2014 tại Ấn Độ.
Các kết quả chính của luận án
Luận án “Quyền lực truyền thông trong bầu cử ở Ấn Độ (Nghiên cứu trường hợp Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2014)” có tính lý luận và thực tiễn như sau:
Một là, đánh giá tương quan mối quan hệ giữa truyền thông với chính trị trong bầu cử chính trị.
Hai là, đánh giá việc quyền lực truyền thông có khả năng củng cố, kiến tạo quyền lực chính trị và đảng phái chính trị cần biết cách sử dụng truyền thông hiệu quả để củng cố và tạo dựng quyền lực chính trị của họ thông qua mối quan hệ giữa truyền thông với cử tri và đại chúng.  
Ba là, tái khẳng định truyền thông và chính trị nếu kết hợp nhuần nhuyễn với nhau có thể đem lại sức mạnh tổng hợp vô cùng sắc bén và hiệu quả. Có người gọi truyền thông là “vua không mũ mão”, cũng có người gọi đó là nhánh “quyền lực thứ tư” nằm bên cạnh và bổ sung cho ba nhánh quyền lực chính trị là hành pháp, lập pháp, tư pháp. Luận án đóng góp quan điểm rằng truyền thông không đứng ngoài chính trị, nó hoặc của chính đảng này hoặc của chính đảng kia dù truyền thông là thứ quyền lực “mềm”. 
Bốn là, xác định phương pháp và hình thái của quyền lực truyền thông trong Tổng tuyển cử năm 2014 ở Ấn Độ.
Năm là, đánh giá vì sao truyền thông của đảng BJP thắng cử, đặc biệt là đôi ngũ truyền thông của Narendra Modi đã tạo dựng được quyền lực truyền thông thông qua thay đổi được hành vi bỏ phiếu của cử tri Ấn Độ.
Sáu là, cung cấp phương pháp luận để lượng hóa quyền lực truyền thông và bức tranh toàn cảnh của hoạt động tranh cử chính trị Ấn Độ năm 2014 nói riêng và con người, cương lĩnh chính trị của tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng cầm quyền mới BJP của Ấn Độ mà Modi đại diện.
Bảy là, đề tài luận án có tính thực tiễn từ cung cấp và đánh giá các kinh nghiệm truyền thông ứng dụng thành tựu của công nghệ internet trong bầu cử ở Ấn Độ đã và đang là xu hướng vận động tranh cử của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng có thể chọn lọc để tham khảo, học hỏi ở mức độ nhất định.
Đóng góp mới của luận án
Cho đến nay, các nghiên cứu về quyền lực truyền thông đối với lĩnh vực bầu cử tại Ấn Độ hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Trên sách báo nước ngoài, đây cũng chưa phải là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu dụng công nghiên cứu một cách toàn diện. Thực tế cho thấy, người viết về lĩnh vực này ở Việt Nam còn ít ỏi và chưa có một công trình nào nghiên cứu hay đề cập đến quyền lực truyền thông đối với chính trị tại Ấn Độ, đặc biệt trên lĩnh vực bầu cử.
Luận án tập trung phân tích, làm sáng tỏ những quy luật chung nhất của truyền thông trong đời sống chính trị; cơ chế tác động, cơ chế sử dụng cùng những phương thức và thủ thuật chính trị nhằm kiến tạo quyền lực truyền thông, qua đó đóng góp và củng cố quyền lực chính trị của đảng chính trị Ấn Độ.
  1. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sinh có ý định tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi sau 2 nhiệm kỳ (tính đến năm 2024 đã sang nhiệm kỳ thứ 3) có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như kinh tế số, xã hội số, thành phố thông minh, thoát bẫy nghèo cho hơn 600 triệu người cận trung lưu v.v.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1) Nguyễn Mạnh Cường (2017), “Vai trò của truyền hình trong xã hội Ấn Độ đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (8), tr.60-70.
2) Nguyễn Mạnh Cường (2018), “Truyền thông và Phát triển: Nghiên cứu trường hợp Ấn Độ”, Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 173-200.
3) Nguyễn Mạnh Cường (2018), “Truyền thông đại chúng và việc xây dựng hình ảnh Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (3/64), tr. 27-34.
4) Nguyễn Mạnh Cường (2019), “Xu hướng thay đổi của báo chí Ấn Độ đương đại”, Đông Phương học, Những nghiên cứu mới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 91-111.
5) Nguyễn Mạnh Cường (2020), “Một số lý thuyết về các mô hình bầu cử”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2019, trường VNU ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 222-241.
6) Nguyễn Mạnh Cường (2020), “Narendra Modi và truyền thông xã hội Ấn Độ trong Tổng tuyển cử 2014”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, chuyên đề về Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (8/81), tr. 122 – 135.
7) Nguyễn Mạnh Cường (2022), “Logic bổ sung và cạnh tranh của sự trung gian hoá trong quyền lực truyền thông (Mô hình hoá quyền lực truyền thông trong bầu cử tại Ấn Độ)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2021, trường VNU ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 122-159.
8) Nguyen Manh Cuong (2022), “Mediated Buzzwords and Their Impacts on 2014 General Election in India”, The First International Conference on The Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House,  pp. 265-288.
9) Nguyen Manh Cuong (2023), “Some Studies on Media Power”, Bimonthly ISRG Journal of Arts Humanities & Social Sciences ISRGJAHSS (September & October), pp. 426-434.
10) Nguyen Manh Cuong (2023), “Image Building for Political Leaders in Election Campaigns”, Bimonthly ISRG Journal of Arts Humanities & Social Sciences ISRGJAHSS (November & December), pp. 10-14.
11) Nguyen Manh Cuong (2023), “Political Marketing in Elections and Putin’s Case Study“, Global Journal of Arts Humanity and Social Sciences (3 Iss-11), GSAR Publishers, pp. 1325-331.

 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Manh Cuong
2. Sex: Male
3. Date of birth: 06/03/1989
4. Place of birth: Hanoi, Vietnam
5. Admission decision number: 3618/2018/QĐ-XHNV
6. Changes in academic process: 24 months extension from 12/2022 to 12/2024
7. Official thesis title: Media Power in Indian Elections (Case Study of 2014 Indian General Elections)
8. Major: Political Science
9. Code: 9310201.01
10. Supervisors:                             Assoc. Prof, Ph.D Phạm Quốc Thành
                                                               Prof., Ph.D Dương Xuân Ngọc
11. Summary of the new findings of the thesis
Research objectives:
- To qualitatively determine the role and influence of media in the formation of political views of voters in elections and the decisions of Indian voters when voting.
Thesis research’s object:
- To study the correlation of media power in elections in general and in the 2014 Indian General Elections in particular.
Research methods used:
- Political science method: in which media is defined as an organization related to other organizations in the whole society, specifically politics and voters. In this light, the study aims to identify and analyze the influence of media on voters in terms of forming political opinions, instead of treating the media in terms of its content and its impact on the voting decisions of those who want to follow quantitative analysis.
- Interdisciplinary research method: Media power is related to the political power of the election party, especially in the election as a whole, as a "whole" - a complex system made up of many components - it must be approached and studied by an interdisciplinary method.
- Method of using secondary and retrospective documents.
- Method of in-depth interviews with voters and journalists who participated or observed the 2014 General Elections in India.
Main results of the thesis
The thesis "Media power in elections in India (Case study of the 2014 Indian General Election)" has the following theoretical and practical values:
First, assessing the correlation between the relationship between media and politics in political elections.
Second, assess the ability of media power to consolidate and create political power and political parties need to know how to use media effectively to consolidate and create their political power through the relationship between media and voters and the public.
Third, reaffirm that media and politics, if combined smoothly, can bring about extremely sharp and effective combined strength. Some people call the media "the uncrowned king", others call it the "fourth power" branch that lies next to and complements the three branches of political power: executive, legislative, and judicial. The thesis contributes the view that the media is not outside of politics, it either belongs to this or that political party, although the media is a "soft" power.
Fourth, determine the method and form of media power in the 2014 General Election in India.
Fifth, evaluate why the BJP media won the election, especially how the media team of Narendra Modi has built media power through changing the voting behavior of Indian voters.
Sixth, provide a methodology to quantify media power and the overall picture of the 2014 Indian political election in particular and the person, political platform of the new Indian Prime Minister Narendra Modi and the new ruling party BJP of India that Modi represents.
Seventh, the thesis topic has practical value from providing and evaluating media experiences in applying the achievements of internet technology in the election in India, which has been and is a trend in the election campaign of many countries in the world, in which Vietnam can also select to refer to and learn to a certain extent.
New contribution of the thesis
Up to now, studies on media power in the election field in India have almost not been present at all in Vietnam. In fact, there are few researchers in this field in Vietnam and there has not been any research or mention of media power in politics in India, especially in the field of elections.
The thesis focuses on analyzing and clarifying the most general rules of media in political life; the mechanism of influence, the mechanism of use, and political methods and techniques to create media power, thereby contributing to and consolidating the political power of Indian political parties.
12. Further research directions: The PhD student intends to continue to  study and research more about the economic, political and social policies of Indian Prime Minister Narendra Modi after 2 terms (by 2024, he will be in his 3rd term) which have many similar focuses with Vietnam such as digital economy, digital society, smart cities, escaping the poverty trap for more than 600 million near-middle-class people, etc.
13. Thesis-related publications
1) Nguyen Manh Cuong (2017), “The role of television in Indian society in the early 21st century”, Journal of Indian and Asian Studies (8), pp.60-70.
2) Nguyen Manh Cuong (2018), “Media and Development: A Case Study of India”, Vietnam Social Sciences and Humanities in the Process of Globalization, Hanoi National University Publishing House, pp.173-200.
3) Nguyen Manh Cuong (2018), “Mass Media and the Image Building of India by Prime Minister Narendra Modi”, Journal of Indian and Asian Studies (3/64), pp.27-34.
4) Nguyen Manh Cuong (2019), “The Changing Trend of Contemporary Indian Journalism”, Oriental Studies, New Studies, Science and Technology Publishing House, pp.91-111.
5) Nguyen Manh Cuong (2020), “Some theories on electoral models”, Proceedings of the Scientific Conference for Young Officials and Postgraduate Students in 2019, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.222-241.
6) Nguyen Manh Cuong (2020), “Narendra Modi and Indian Social Media in the 2014 General Election”, Journal of India and Asian Studies, special issue on Indian Prime Minister Narendra Modi (8/81), pp.122-135.
7) Nguyen Manh Cuong (2022), “Complementary and Competitive Logics of Media Power Inter-mediation (Modeling Media Power in Elections in India)”, Proceedings of the Scientific Conference for Young Officials and Postgraduate Students in 2021, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.122-159.
8) Nguyen Manh Cuong (2022), “Mediated Buzzwords and Their Impacts on 2014 General Election in India”, The First International Conference on The Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House,  pp.265-288.
9) Nguyen Manh Cuong (2023), “Some Studies on Media Power”, Bimonthly ISRG Journal of Arts Humanities & Social Sciences ISRGJAHSS (Spetember & October), pp.426-434.
10) Nguyen Manh Cuong (2023), “Image Building for Political Leaders in Election Campaigns”, Bimonthly ISRG Journal of Arts Humanities & Social Sciences ISRGJAHSS (November & December), pp.10-14.
11) Nguyen Manh Cuong (2023), “Political Marketing in Elections and Putin’s Case Study“, Global Journal of Arts Humanity and Social Sciences (3 Iss-11), GSAR Publishers, pp.1325-331.

Tác giả: Phòng Đào tạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây