Xu thế của truyền thông hiện đại
nguyenhang
2011-10-15T02:26:33-04:00
2011-10-15T02:26:33-04:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/xu-the-cua-truyen-thong-hien-dai-7913.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ bảy - 15/10/2011 02:26
Truyền thông và sựu thay đổi của truyền thông trên thế giới là nội chính trong phần thuyết trình ngày 14/10 của GS Claire Woods và PGS Michael Galvin của Trường Truyền thông, Quan hệ Quốc tế và Ngôn ngữ (Đại học Nam Úc) với sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV.
Truyền thông và sựu thay đổi của truyền thông trên thế giới là nội chính trong phần thuyết trình ngày 14/10 của GS Claire Woods và PGS Michael Galvin của Trường Truyền thông, Quan hệ Quốc tế và Ngôn ngữ (Đại học Nam Úc) với sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV.
Mở đầu bài thuyết trình, PGS Michael Galvin đã đưa ra bối cảnh truyền thông thế giới trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay. Đặc biệt là quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng tới sự phát triển của truyền thông, thời gian rảnh rỗi người dân thường xem truyền hình. Nhưng trên thực tế thì xem truyền hình lại không khiến con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mà con người lại càng trở nên cô đơn. Giải thích cho kết luận này, ông cho rằng: xem truyền hình làm cho nhu cầu giao tiếp của con người trở nên hạn chế, tivi trở thành một loại truyền thông đại chúng thụ động trong khí đó nhu cầu tiếp nhận thông tin trong thời kì toàn cầu hoá của con người ngày càng chủ động.
Toàn cầu hoá cùng sự xuất hiện của các loại hình truyền thông và vai trò của các loại hình truyền thông mới lúc này khiến công chúng đã không còn thụ động tiếp nhận thông tin mà còn tham gia vào sản xuất sản phầm truyền thông, tạo cơ hội trao đổi thông tin một cách chủ động.
PGS Michael Galvin cũng chỉ rõ mặt trái của sự phát triển công nghệ, cho dù Internet giúp con người không phải mất nhiều thời gian mà vẫn có thể giao tiếp với nhau, nhưng những mối quan hệ truyền thống sẽ bị thay đổi. Và ông đã kết luận: công nghệ là trung tính và bản thân chủ thể sử dụng mới là người quyết định do vậy mà tốt hay xấu là do chủ thể.
Kết thúc bài thuyết trình ông đặc biệt nhấn mạnh người làm truyền thông phải có tư duy phản biện trong quá trình tiếp cận thông tin để có thể truyền tải thông điệp tới công chúng khách quan và chính xác nhất.
Tại buổi nói chuyện cùng sinh viên GS Claire Woods và PGS Michael Galvin giới thiệu chi tiết về môi trường học tập tại Đại học Nam Úc và bày tỏ hi vọng sẽ ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam học tập tại đây. Chương trình liên kết đào tạo ngành Quản trị Truyền thông giữa Khoa Báo chí và Truyền thông với Đại học Nam Úc tới đây sẽ mở ra những cơ hội học tập mới cho sinh viên.