Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Văn hoá công sở phản ánh trình độ nhận thức

Thứ ba - 25/05/2010 03:48
Hướng tới việc xây dựng một quy định chính thức về văn hoá công sở (VHCS) cho Nhà trường, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức toạ đàm vào ngày 22/5/2010 với sự tham gia của đại diện các công đoàn bộ phận.
Văn hoá công sở phản ánh trình độ nhận thức
Văn hoá công sở phản ánh trình độ nhận thức
Hướng tới việc xây dựng một quy định chính thức về văn hoá công sở (VHCS) cho Nhà trường, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức toạ đàm vào ngày 22/5/2010 với sự tham gia của đại diện các công đoàn bộ phận. Đây là một chủ đề hấp dẫn và được mọi người quan tâm, thể hiện qua hơn 10 báo cáo tham luận gửi đến toạ đàm với nhiều góc độ tiếp cận và nội dung phản ánh khác nhau về các mặt biểu hiện của văn hoá công sở trong nhà trường. Trả lời câu hỏi "Văn hoá công sở là gì?", PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) đã đưa ra định nghĩa: “VHCS là tổng hoà những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lí, môi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao”. Trên cơ sở đó, bài tham luận đưa ra 4 tiêu chí làm thước đo VHCS của một cơ quan gồm: trình độ nhận thức của cán bộ, viên chức; trình độ, phương pháp quản lí, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ viên chức; cảnh quan và môi trường làm việc.

Bàn về vai trò của văn hoá công sở, các ý kiến phát biểu đều thống nhất rằng việc xây dựng và nâng cao văn hoá công sở sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, sự đồng tâm của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiên cứu, đào tạo; tạo dựng thương hiệu và đảm bảo sự phát triển bền vững của trường. Rất nhiều ý kiến đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong văn hoá công sở của cán bộ và sinh viên hiện nay như: đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi họp, cách ứng xử không nhã nhặn với khách và đồng nghiệp, trang phục không phù hợp trong khi đi làm, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao... Để nâng cao VHCS, các ý kiến tập trung vào các giải pháp: tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, sinh viên về vị thế, sứ mạng và trách nhiệm xã hội của trường; áp dụng tiêu chuẩn ISO để kiểm soát và chuyên nghiệp hoá hoạt động quản lí; có chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống cán bộ viên chức; chú trọng tạo dựng hình ảnh môi trường làm việc của đơn vị, xây dựng quy chế chính thức về VHCS trong nhà trường...

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây