Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tuần phim tư liệu: bộ sưu tập phim của NSND Đặng Nhật Minh

Thứ bảy - 28/09/2013 22:16
game đánh chắn online đổi thưởng (trực tiếp là Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) phối hợp với Nhà Văn hóa Điện ảnh Ngọc Khánh – Viện phim Việt Nam tổ chức “Tuần phim tư liệu Việt Nam – Giới thiệu bộ sưu tập phim của NSND Đạo diễn Đặng Nhật Minh”.
Tuần phim tư liệu: bộ sưu tập phim của NSND Đặng Nhật Minh
Tuần phim tư liệu: bộ sưu tập phim của NSND Đặng Nhật Minh

Tuần phim được diễn ra vào tối các ngày từ 02/10/2013 – 10/10/2013 (từ 17h00 đến 19h30, trừ thứ 7 và chủ nhật) được chiếu trên chất liệu đĩa DVD, tại Hội trường tầng 5 nhà H và tổ chức chiếu phim nhựa, giao lưu giữa giảng viên, sinh viên (khán giả) với NSND Đạo diễn Đặng Nhật Minh, NSƯT Nguyễn Hữu Mười (Diễn viên trong phim Bao giờ cho đến tháng mười), NSƯT Minh Châu (Diễn viên trong phim Cô gái trên sông)…vào thứ 5 ngày 10/10/2013 tại Hội trường tầng 8 nhà E.

Thời gianTừ ngày 02/10/2013 – 10/10/2013 (từ 17h00 – 19h30, trừ thứ bảy và chủ nhật)

Địa điểmHội trường tầng 5 Nhà H và tầng 8 Nhà E – Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Tuần phim cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 59 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2013), đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa game đánh chắn online đổi thưởng (Đại học Quốc gia Hà Nội) với Viện phim Việt Nam theo tinh thần của Bản hợp tác thỏa thuận được ký ngày 08/7/2013 giữa hai đơn vị.

1. Lịch trình chiếu phim cụ thể

STT TÊN PHIM THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ
01 Trở về 17h00 – 19h30
Thứ 4, 02/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
02 Thương nhớ đồng quê 17h00 – 19h30
Thứ 5, 03/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
03 Cô gái trên sông 17h00 – 19h30
Thứ 6, 04/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
04 Mùa ổi 17h00 – 19h30
Thứ 2, 07/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
05 Bao giờ cho đến tháng mười 17h00 – 19h30
Thứ 3, 08/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
06 Hà Nội mùa đồng năm 46 17h00 – 19h30
Thứ 4 ,09/10/2013
Tầng 5 Nhà H Chiếu trên chất liệu đĩa DVD
07 Đừng đốt 15h00 – 18h30
Thứ 7, 10/10/2013
Tầng 8 Nhà E Chiếu phim nhựa

2. Giới thiệu các phim trong tuần phim

2.1. Đừng đốt

Đừng đốt

Đừng đốt

Hãng phim Hội Điện ảnh VN – 2009

  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh
  • Đạo diễn: Đặng Minh Minh
  • Quay phim: Vũ Đức Tùng – Lý Thái Dũng
  • Họa sỹ: Phạm Quốc Trung
  • Diễn viên: Bùi Minh Hương

Giải thưởng: Bông sen vàng LHP VN lần thứ 16, Cánh diều Bạc Hội Điện ảnh Việt Nam.

Nội dung: Bộ phim đã tái hiện một cách sinh động về hình ảnh người nữ bác sỹ, liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm, người nữ bác sỹ trẻ người Hà Nội. Như bao cô gái trẻ khác, trong không khí cả nước lên đường đi chiến đấu, vẫn canh cánh trong lòng nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ người yêu. Cô viết lại cảnh tàn khốc của chiến tranh, những trận đánh và những nỗi đau cô phải chứng kiến. Và ngày đêm cô mơ thấy hoà bình, hoà bình chấp chới trên vành nón nữ sinh, quay tròn bánh xe đạp…Tất cả được ghi lại trong cuốn nhật ký đã trở thành một kỷ vật bất hủ của người liệt sỹ.

2.2. Hà Nội mùa đông năm 46

Hà Nội mùa đông năm 46

Hà Nội mùa đông năm 46

Hãng phim truyện Việt Nam

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
  • Quay phim: Vũ Quốc Tuấn
  • Biên kịch: Đặng Nhật Minh – Hoàng Nhuận Cầm
  • Diễn viên: Tiến Hợi – Quang Hải – Quách Thu Phương – Võ Hoài Nam

Giải thưởng: Bông sen Bạc liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XII – 1999, ĐD xuất sắc nhất, quay phim xuất sắc nhất, họa sỹ xuất sắc nhất cho Phạm Quốc Trung, âm nhạc xuất sắc nhất cho Đỗ Hồng Quân; Giải A của Hội Điện ảnh năm 1997 cho thể loại phim nhựa.

Nội dung: Phim nói về những ngày cuối cùng tại Hà Nội trước khi nổ ra toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946). Lâm, một sinh viên trường luật, tự về Thành được giới thiệu đến nhận công tác tại Bắc Bộ Phủ. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minhvà cao ủy Pháp Saintery. Lúc này mọi cuộc thương lượng chính thức coi như bế tắc vì các tướng chỉ huy quân sự Pháp cố tình gây xung đột để bằng vũ lực chiếm lại thuộc địa cũ. Trước tình hình đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã có gắng duy trì mối liên lạc với chính phủ Pháp, hy vọng tìm ra những giải pháp để giải quyết những xung đột thông qua đàm phán. Lê vợ Lâm trở dạ đẻ vào lúc tiếng súng của cuốc kháng chiến bắt đầu nổ. Lâm lao vào cuộc chiến đấu trên chiến lũy Hà Nội, trong lúc cảm tử quân tại Bắc Bộ Phủ đã chiến đấu anh dũng cho đến hơi thở cuối cùng.

2.3. Cô gái trên sông

Cô gái trên sông

Cô gái trên sông

Hãng phim Truyện Việt Nam

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh
  • Quay phim: Phạm Việt Thanh
  • Nhạc sỹ: Trịnh Công Sơn
  • Diễn viên: Minh Châu – Anh Dũng – Hà Xuyên

Giải thưởng: Bông Sen Bạc liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII – 1988, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Minh Châu

Nội dung: Sau ngày miền Nam được giải phóng, Nguyệt – một cô gái giang hồ trên sông Hương trong thời chính quyền Sài Gòn đi tìm lại người cán bộ cách mạng mà cô đã cứu thoát trong cuộc săn lùng của địch, với hy vọng tìm lại được anh ta. Nhưng niềm tin của cô đã tan vỡ khi anh ta cố trốn tránh cô.

2. 4. Thương nhớ đồng quê

Thương nhớ đồng quê

Thương nhớ đồng quê

Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất năm 1995

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh.
  • Quay phim: Nguyễn Hữu Tuấn
  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh.
  • Nhạc sỹ: Hoàng Lương
  • Diễn viên: Thúy Hường – Tạ Ngọc Bảo – Lê Vân

Giải thưởng: Đạo diễn xuất sắc nhất liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI – 1996, giảI KODAK tại LHP Quốc tế Châu á Thài Bình Dương lần thứ 42 tại New Zealand – 1996, giải phim châu á hay nhất tại LHP Quốc tế Rosterdam( Hà Lan) – 1996, Giải khán giả tại LHP Quốc tế Ba châu lục( Nantes – Pháp) – 1996.

Nội dung: Ngữ có chồng đi làm ăn xa, hằng ngày chị cùng cậu em chồng là Nhâm lo toan, gánh vác việc nhà. Nhâm là chàng trai mới lớn có tâm hồn nhạy cảm. Cậu thương và cảm thông với hoàn cảnh của chị dâu. Quyên là cô gái làng vượt biên nay về quê thăm nhà. Cảnh vật, con người nơi xứ sở để lại trong lòng Quyên hình ảnh sâu đậm, thiết tha về cội nguồn ….Nhâm vào quân ngũ, dù ở đâu anh cũng nhớ về lũy tre, cánh đồng, bờ ruộng với tất cả tấm lòng thương nhớ đồng quê.

2.5.Bao giờ cho đến tháng mười

Bao giờ cho đến tháng mười

Bao giờ cho đến tháng mười

Xí nghiệp phim truyện việt nam – 1984

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh
  • Quay phim: Nguyễn Mạnh Lân – Phạm Phúc Đạt
  • Họa sỹ: Nguyễn Văn Vý
  • Nhạc sỹ: Phú Quang
  • Diễn viên: Lê Vân – Nguyễn Hữu Mười

Giải thưởng: Bụng sen Vàng- LHP Việt Nam lần thứ VII – 1985. Giải của Ban giám khảo LHP Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương tại Hawaii- 1989. Đạo diễn xuất sắc: Đặng Nhật Minh. Quay phim khá nhất: Nguyễn Mạnh Lân. Họa sĩ khá nhất: Nguyễn Văn Vý. Âm nhạc khá nhất: Phú Quang. Nữ diễn viên xuất sắc: Lờ Vân. Nam diễn viên xuất sắc: Hữu Mười. Giải thưởng của Bộ Quốc phòng. Bằng khen của Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới tại LHP Moskva.

Nội dung: Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng tận biên giới Tây Nam, Duyên mang theo nỗi đau khôn tả trong lòng: Chồng chị đã hy sinh. Nỗi đau ấy khiến chị ngã xuống sông khi qua đò. Thầy giáo Khang đi cùng đò cứu chị. Về tới nhà Duyên dấu mọi người tin chồng hy sinh, nhất là với bố chồng đang đau ốm. Để an ủi bố chồng, Duyên nhờ thầy giáo Khang thỉnh thoảng viết hộ những lá thư như khi chồng chị còn sống, gửi về để cụ yên tâm. Vì mối quan hệ bất tắc dĩ này mà Khang bị người yêu và nhà trường hiểu lầm, phải chuyển đi nơi khác. Bố chồng Duyên bệnh ngày càng nặng, ông bảo Duyên đánh điện gọi chồng về. Con trai Duyên gặp các anh bộ đội, cháu đưa các anh về đúng lúc cụ đang hấp hối.

2.6. Mùa ổi

Mùa ổi

Mùa ổi

Hãng phim Thanh Niên – 2000

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh.
  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh
  • Quay phim: Vũ Đức Tùng
  • Họa sỹ: Phạm Quốc Trung
  • Nhạc sỹ: Đặng Hữu Phúc
  • Diễn viên: Bùi Bài Bình – Lan Hương – Thu Thủy

Giải thưởng: Bông Sen vàng liên hoan phim VN lần thứ XIII, Giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Bùi Bài Bình, quay phim và âm nhạc xuất sắc nhất. GiảI nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Singapo lần thứ 14 – 2001 cho Lan Hương.

Nội Dung: Bộ phim khắc họa một Hà Nội hòa bình với nhiều biến đổi từ năm 1954 đến cuối những năm 1980. Cuộc sống đổi thay nhưng được nhìn dưới con mắt ông Hòa – một người đàn ông làm mẫu ở trường Mỹ thuật – sống mãi với những ký ức và trí lão của một đứa bé 13 tuổi sau lần bị chấn thương. Ngối biệt thự có cây ổi đã thuộc quyền sử dụng của những người khác, nhưng ông Hòa vẫn ngày ngày lãng vãng trở về với những ký ức tuổi thơ, mặc những lời ngăn cấm và đe dọa của những người “bình thường” khác. Để khỏi phiền phức vì “kẻ lạ mặt” quấy rầy. Gã nhà chủ đã đưa Hòa vào bệnh viện tâm thần. Một liều thuốc an thần đã biến Hòa thành một người mất hết trí nhớ, một kẻ vô tri, vô giác.

2.7. Trở về

Trở về

Trở về

Hãng phim Truyện Việt Nam – 1994

  • Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
  • Kịch bản: Đặng Nhật Minh
  • Quay phim: Nguyễn Hữu Tuấn
  • Họa sỹ: Phạm Quốc Trung
  • Nhạc sỹ: Đỗ Hồng Quân
  • Diễn viên: Nguyễn Thu Hiền – Mạnh Cường – Trần Lực

Giải thưởng: Giải B Hội điễn ảnh VN năm 1994 cho thể loại phim nhựa, Giải thiết kế mỹ thuật cho Phạm Quốc Trung tại LHP VN lần thứ XI – 1996, Giải đặc biệt LHP Châu á – Thái Bình Dương lần thứ 39 tại Sydney – 1994.

Nội dung: Loan, cô giáo Hà Nội, được phân công vào dạy học ở một vùng biển phía Nam. Loan – đến với Hùng – anh trai cô bạn cùng phòng, trong một cuộc tình bất ngờ. Do áp lực của gia đình, Hùng đành cùng vợ con vượt biên. Loan lấy Tuấn – anh bạn thời phổ thông sau sáu năm tu nghiệp ở nước ngoài về. Tuấn học vật lý nhưng lại lao vào làm kinh tế. Còn Loan bỏ trường lớp về “giam mình” trong tòa biệt thự. Hùng về nước với tư cách là một đại diễn của một công ty nước ngoài, có hợp đồng kinh tế với giám đốc Tuấn. Làm việc với Hùng xong, Tuấn phái cô thư ký đến “thương lượng” với anh để xin hai xuất đi nước ngoài kèm theo hợp đồng. Lúc đầu Hùng không đồng ý nhưng khi biết Tuấn là chồng của Loan, anh bằng lòng. Tuấn cùng cô thư ký đi ra nước ngoài “công tác”. Loan trở về với nghề dạy học ở trường Bưởi, quê hương cô.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây