Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

TS. Mariko Bando thuyết trình về giới

Thứ ba - 10/02/2009 20:24

Ngày 9/02/2009, đoàn đại biểu của Đại học nữ Showa (Nhật Bản) đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Sau buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường, TS. Mariko Bando - Hiệu trưởng - đã có buổi thuyết trình trước sinh viên Khoa Đông phương học về vấn đề phụ nữ và bất bình đẳng giới hiện nay tại Nhật Bản.

Ngày 9/02/2009, đoàn đại biểu của Đại học nữ Showa (Nhật Bản) đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Sau buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường, TS. Mariko Bando - Hiệu trưởng - đã có buổi thuyết trình trước sinh viên Khoa Đông phương học về vấn đề phụ nữ và bất bình đẳng giới hiện nay tại Nhật Bản.

Một câu hỏi thường được đặt ra khi nói về vấn đề giới tại Nhật Bản: Dường như người phụ nữ Nhật Bản không xuất hiện nhiều ở các vị trí quan trọng trong chính quyền và các tổ chức, cơ quan ở Nhật Bản? Trả lời câu hỏi này, TS. Mariko đã đưa ra một loạt các con số: 50,8% dân số Nhật Bản là phụ nữ, 41% người đi làm hiện nay là phụ nữ, 9,4% hạ nghị viện là phụ nữ, có 2 nữ bộ trưởng trên tổng số 17 bộ trưởng trong nội các, 1/3 bác sĩ là nữ và phụ nữ chiếm 1/4 trong giới luật sư. Nếu nhìn các cơ số này thì tỉ lệ phụ nữ tham gia các công tác chính quyền không cao nhưng tỉ lệ phụ nữ làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và trong các hoạt động xã hội khác là khá lớn. Hiện nay, đối với những nhà quản lí và người làm về nhân sự ở Nhật Bản vẫn tồn tại tâm lí e ngại và không đánh giá cao đối với nữ lao động. Họ cho rằng các cô gái đến một lúc nào đó sẽ phải lập gia đình và có con nên không thể toàn tâm toàn ý với công việc. Do đó phụ nữ thường không được giao những công việc và vị trí quan trọng. Mặt khác, xã hội vẫn đặt nặng trách nhiệm của người phụ nữ với gia đình và con cái. Người ta cho rằng phụ nữ nên hi sinh sự nghiệp và tự do cá nhân khác để tập trung vào một nhiệm vụ quan trọng hơn là tạo ra, nuôi dưỡng, đào tạo thể hệ kế cận, chăm lo công việc gia đình. Đàn ông thì tập trung phát triển sự nghiệp của mình. Sự phân công xã hội ấy như một điều đương nhiên được chấp nhận ngay cả đối với phụ nữ. TS. Mariko cũng đưa ra nhận xét là đàn ông Nhật Bản là những người lười làm việc nhà nhất thế giới. Chỉ có 10% nam giới thừa nhận là có giúp vợ việc nhà so với tỉ lệ ở các nước châu Âu là 30%, đặc biệt là ở Thuỵ Điển, con số này là 40%.

Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều điều chỉnh trong hệ thống văn bản pháp luật để tạo nhiều điều kiện hơn cho phụ nữ trong công việc cũng như tham gia nhiều công tác xã hội khác. Ví dụ: thêm nhiều điều kiện ưu tiên về thời gian và tiền lương trong thời gian người phụ nữ mang thai, xây dựng thêm nhiều nhà trẻ để người phụ nữ có thể gửi con và sớm quay trở lại với công việc. Thậm chí, một mục tiêu của chính phủ Nhật Bản là đến năm 2020 sẽ có 30% lãnh đạo cơ quan trung ương, địa phương là phụ nữ. Xã hội cũng đã có nhiều quan niệm thoáng hơn và đánh giá cao hơn vị trí của người phụ nữ trong công tác xã hội. Điều đó cũng làm các bạn gái ngày nay tự tin và có nhiều điều kiện hơn trong việc thể hiện năng lực cũng như cá tính riêng của mình.

Kết thúc bài thuyết trình, TS. Mariko cũng đã nhận được nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên quan tâm đến một số vấn đề: tình yêu - hôn nhân của giới trẻ xưa và nay, phân công lao động của nam và nữ trong gia đình, quan niệm về sự nghiệp của phụ nữ trong xã hội hiện đại, những biểu hiện của bất bình đẳng giới trong xã hội Nhật hiện nay...

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây