Đại diện từ trường Đại học HSE St. Peterburg có bà Natalia Pyatkina - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế và bà Liana Nagymanova - Quản lý nhà Trường.
Trao đổi với đại diện trường Đại học đối tác, GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Đại học HSE ST. Petersburg trên nhiều lĩnh vực về đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Với kinh nghiệm tổ chức nhiều dự án nghiên cứu và hội thảo khoa học quốc tế, GS.TS. Hoàng Anh Tuấn cũng kỳ vọng mở rộng hợp tác với Đại học HSE ST. Petersburg trong việc thúc đẩy nghiên cứu về các chủ đề mà hai bên cùng quan tâm.
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết: Trường ĐH KHXH&NV và Trường Đại học HSE ST. Petersburg trong tương lai sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên và giảng viên của hai phía tham gia các chương trình trao đổi và thực tập thực tế.
Đại diện Trường Đại học St. Petersburg - bà Natalia Pyatkina - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc trước sự đón tiếp trọng thị từ Trường ĐHKHXH&NV, đồng thời chia sẻ: Trường Đại học HSE St. Peterburg hiện có ba khoa (Quản lý công, Khoa học chính trị và Xã hội học) cùng sáu trung tâm nghiên cứu, với nhiều phương thức đào tạo đa dạng dựa trên phương pháp nghiên cứu hiện đại, từ các khóa học lý thuyết đến các dự án nghiên cứu ứng dụng. Với ba chương trình cử nhân, năm chương trình thạc sĩ và hai chương trình tiến sĩ, nhà trường cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của Nga cũng như các quốc gia trên thế giới.
Trao đổi thêm về cơ hội trao đổi giảng viên, bà Natalia Pyatkina cũng gửi lời mời đến các giảng viên của ĐHKHXH&NV tham gia thỉnh giảng tại Trường Đại học HSE St. Peterburg. Đồng thời, hai bên cũng đề xuất phương án thỉnh giảng trực tuyến cho các giảng viên gặp trở ngại về khoảng cách địa lý.
Trước đó cùng ngày, bà Liana Nagymanova đã có buổi trao đổi và giao lưu cùng các giảng viên và sinh viên khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
) với chủ đề “Getting to know GIS: Application of geographic information system in research” - “Tìm hiểu về GIS: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu”.
GIS (viết tắt của Geographic Information Systems) là một lĩnh vực công nghệ kết hợp các đối tượng bằng cách thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ không gian địa lý qua đó thực hiện biên tập bản đồ, lưu trữ dữ liệu bản đồ, thao tác trên bản đồ sao cho tương hợp sự vật hiện tượng ngoài không gian thực. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vào nhận thức về hành vi mà còn dựa vào sự trải nghiệm của họ đối với không gian sinh sống. Vậy nên việc kết hợp dữ liệu phỏng vấn với dữ liệu không gian, số liệu thống kê thông thường với thống kê không gian, các nhà nghiên cứu có thể hiểu biết rõ hơn về mối quan hệ giữa đặc điểm không gian với đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Buổi trao đổi là cơ hội để sinh viên tiếp cận với những hiểu biết thực tiễn, cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực chuyên môn, kết nối lý thuyết GIS với thực hành, mở ra cái nhìn rõ nét hơn về cách ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế. Cũng theo bà Liana Nagymanova: Buổi trao đổi với các sinh viên Nhân văn là cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm và đam mê với thế hệ trẻ, đồng thời tiếp nhận những quan điểm mới mẻ, sáng tạo từ sinh viên. Sự tương tác này không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn mà còn thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ, góp phần tạo ra một cộng đồng học thuật năng động, sáng tạo và phát triển bền vững.