Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ XIV năm học 2008-2009 Trường ĐHKHXH&NV diễn ra ngày 23/5/2009. Các báo cáo xuất sắc nhất đã được trình bày tại 4 tiểu ban: Tiểu ban Lịch sử - Đông phương học - Quốc tế học; Tiểu ban Triết học - Chính trị học - Tâm lý học - Xã hội học; Tiểu ban Văn học - Ngôn ngữ học - Báo chí và Truyền thông; Tiểu ban Du lịch học - Khoa học quản lý - Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Thông tin Thư viện.
[img class="caption" src="images/stories/2009/05/25/1050-0002.jpg" border="0" alt="PGS.TS Lâm Bá Nam phát biểu khai mạc hội nghị" title="PGS.TS Lâm Bá Nam phát biểu khai mạc hội nghị" width="280" height="187" align="right" ]
Trường ĐHKHXH&NV coi nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Không chỉ là một hoạt động thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên toàn trường, NCKHSV những năm qua đã có nhiều đổi mới về tổ chức cũng như định hướng phát triển để vượt bỏ tính phong trào, đi vào chiều sâu với nhiều công trình có chất lượng tốt, đề tài đa dạng, bám sát thực tiễn và các nội dung nghiên cứu lớn của các chuyên ngành. Tại hội nghị lần này, một lần nữa khẳng định chủ trương trên, PGS.TS. Lâm Bá Nam - Phó Hiệu trưởng - phát biểu: “để xây dựng nhà trường thành đại học định hướng nghiên cứu thì NCKHSV phải được coi là hoạt động cơ bản, quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của Nhà trường... Tuy nhiên, để khẳng định, tồn tại và phát triển, chúng ta không chỉ hô hào và kêu gọi học tập suốt đời, xã hội học tập một cách chung chung. Thực học và chỉ có thực học mới giúp chúng ta có nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức hội nhập tronng bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”.
Nhiều năm qua, Đoàn thanh niên Nhà trường đã tham gia tích cực trong việc hỗ trợ sinh viên làm nghiên cứu. Theo anh Đức Anh - Trưởng ban chuyên môn Đoàn trường thì hàng năm, Đoàn Thanh niên vẫn thường xuyên tổ chức các buổi seminar hướng dẫn cho sinh viên về quy trình triển khai một đề tài nghiên cứu, từ cách chọn đề tài, phương pháp thực hiện cho đến kỹ năng thuyết trình. Các đề tài theo định hướng của Đoàn Thanh niên hoặc góp phần phục vụ sự phát triển của phong trào đoàn hội cũng được Đoàn trường hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện. Căn cứ vào kết quả đánh giá của hội nghị SVNCKH các cấp, những đề tài đạt kết quả tốt theo các định hướng trên sẽ được Đoàn trường trao thưởng.
Năm nay, có 1026 sinh viên tham gia NCKH (chiếm 18,9% sinh viên chính quy toàn trường) với 697 báo cáo. Việc triển khai NCKH ở các khoa bắt đầu từ tháng 11/2008. Trong tháng 3 và tháng 4/2009, hội nghị SVNCKH cấp khoa và bộ môn đã được tiến hành nghiêm túc. Một số khoa có truyền thống trong phong trào SVNCKH của Nhà trường năm nay vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng các báo cáo như Lịch sử - 93 báo cáo, Đông phương học - 78 báo cáo, Văn học - 78 báo cáo, Triết học - 63 báo cáo, Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - 63 báo cáo.
[img class="caption" src="images/stories/2009/05/25/1374-0086.jpg" border="0" alt="PGS.TS Vũ Thị Phụng" title="PGS.TS Vũ Thị Phụng" width="280" height="187" align="right" ]
Các báo cáo khoa học của sinh viên năm nay cũng nhận được nhiều lời khen từ các thầy cô giáo. PGS.TS. Vũ Thị Phụng (Trưởng tiểu ban Du lịch học - Khoa học quản lý - Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Thông tin Thư viện) cho rằng sinh viên đã lựa chọn được nhiều vấn đề nghiên cứu rất có ý nghĩa, vừa phù hợp với nghề nghiệp, vừa hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội. Điều đó cho thấy các bạn đã có ý thức và nhiệt tình, say mê nghiên cứu khoa học, biết tìm tòi và cập nhật thông tin mới, sáng tạo, có định hướng cống hiến cho ngành nghề, cho các vấn đề đào tạo của Trường ĐHKKHXH&NV nói riêng cũng như nhiều vấn đề lớn của đất nước. Về kỹ năng thực hiện đề tài, sinh viên đã biết áp dụng và áp dụng hợp lý các phương pháp nghiên cứu cơ bản, biết kiểm tra, đánh giá các nguồn tư liệu, biết tiếp cận vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn. Điều này góp phần quan trọng tạo nên chất lượng các công trình nghiên cứu sinh viên năm nay. PGS.TS. Vũ Thị Phụng cũng nói thêm: “Một tiến bộ nổi bật khác so với những năm trước là khả năng thuyết trình của các em rất tốt. Không chỉ rất tự tin trong trình bày báo cáo, trả lời các câu hỏi của cự toạ mà các em còn thể hiện tinh thần cầu thị, học hỏi rất cao. Điều này thực sự rất đáng quý, đặc biệt là cho những người làm khoa học”.
Đồng ý với ý kiến trên, PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo (Trưởng tiểu ban Triết học - Chính trị học - Tâm lý học - Xã hội học) khẳng định hội nghị khoa học sinh viên năm nay được tổ chức rất tốt, số lượng các báo cáo tham gia nhiều, nhiều báo cáo có chất lượng. Thầy cho biết:“Có khá nhiều sinh viên năm thứ nhất đã tham gia nghiên cứu khoa học và còn được giải. Điều đó rất đáng ngạc nhiên nhưng cũng rất đáng mừng và nên được khuyến khích”.
[img class="caption" src="images/stories/2009/05/25/1369-0084.jpg" border="0" alt="PGS.TS Đoàn Đức Phương" title="PGS.TS Đoàn Đức Phương" width="280" height="187" align="right" ]
Tuy nhiên, về giải thường, PGS.TS. Đoàn Đức Phương (Trưởng tiểu ban Văn học - Ngôn ngữ học - Báo chí và Truyền thông) cho rằng nên có mức thưởng cao hơn cho các giải của tập thể. PGS.TS. Vũ Thị Phụng thì đề nghị trong phạm vi cho phép, nên tăng kinh phí hỗ trợ cho một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên để các em có điều kiện làm tốt hơn. Những giáo viên hướng dẫn được nhiều sinh viên có công trình đạt chất lượng tốt nên được nhà trường quan tâm biểu dương khen thưởng. Hội đồng tham gia đánh giá các công trình của sinh viên đạt giải cấp trường nên có sự tham gia của cán bộ các đơn vị để việc đánh giá được chính xác hơn.
Kết thúc hội nghị, Nhà trường đã trao 07 giải tập thể và 63 giải cá nhân, trong đó có 13 giải nhất, 21 giải nhì và 29 giải ba. Đoàn Trường cũng trao 05 giải thưởng cho các đề tài có ý nghĩa thiết thực với việc học tập và hoạt động sinh viên.
Những năm qua, NCKHSV của Trường ĐHKHXH&NV luôn đạt được nhiều giải thưởng cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ những thành tích trong nghiên cứu, nhiều sinh viên đã được cấp học bổng đi học ở nước ngoài. Nhà trường cũng nhiều lần được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác NCKHSV. Năm học 2007-2008, trong số 17 công trình dự thi cấp Bộ, sinh viên Nhà trường đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 04 giải khuyến khích. Nhà trường được tặng 01 bằng khen tập thể và 02 bằng khen cho cá nhân. Sinh viên đạt giải nhất cấp Bộ năm 2007-2008 là Nguyễn Dương Lệ Huyền (QH2005-X Hán Nôm) với đề tài “Luật phòng chống tham nhũng thời Nguyễn - nghiên cứu Hoàng Việt luật lệ - thiên Thụ tang trong quan hệ so sánh với Đại Thanh luật lệ”.
* Danh sách 13 công trình đạt giải Nhất NCKHSV cấp Trường năm học 2008-2009
- Lê Thị Ngọc Quý (QH-2005-X-Du lịch học): Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc khai thác hoạt động teambuilding trong du lịch tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh);
- Trần Duy Vi (QH-2006-X-Đông phương học): Thẩm mỹ của người Nhật qua nghệ thuật bày trí ẩm thực truyền thống;
- Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Thị Hường (QH-2006-X-Khoa học quản lý CLC): Vận dụng những yếu tố tích cực trong mô hình quan liêu của Max Weber vào việc tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Phan Duy Anh (QH-2008-X-Khoa học Chính trị): Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và sử dụng nhân tài;
- Lò Thu Hà (QH-2006-X-Sư phạm Lịch sử): Văn hoá truyền thống của người Thái với hoạt động du lịch (trường hợp người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình);
- Nguyễn Thị Lan Hương (QH-2005-X-Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Lễ tân công sở trong một số trường đại học - khảo sát, đánh giá và kiến nghị;
- Phạm Thị Hồng Nhung (QH-2005-X-Ngôn ngữ học CLC): Khảo sát địa danh xã Trường Yên huyện Hoa Lư, Ninh Bình;
- Nguyễn Thị Minh (QH-2005-X-Quốc tế học): Sự tiến triển quan điểm của ASEAN về cộng đồng ASEAN (giai đoạn 2003 đến nay);
- Vũ Thu Trang (QH-2008-X-Tâm lý học): Hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV;
- Nguyễn Thị Kim Lân (QH-2005-X-Thông tin Thư viện): Tìm hiểu về xuất bản điện tử;
- Nguyễn Thị Thuỳ Linh (QH-2006-X-Triết học): Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill trong tác phẩm “Bàn về tự do”;
- Nguyễn Hương Thảo (QH-2006-X-Văn học): Tiếp cận liên văn bản giữa văn học và điện ảnh trong tác phẩm “Người Mỹ trầm lặng”;
- Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Minh Hương, Vũ Minh Phương (QH-2006-X-Xã hội học; QH-2008-X-Xã hội học): Cách thức tiếp cận cộng đồng trong dự án: “Can thiệp nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang đường phố của tổ chức CEPHAD (triển khai tại Thanh Hoá giai đoạn 2006-2008)”.
* Danh sách 21 công trình đạt giải Nhì NCKHSV cấp Trường năm học 2008-2009
- Nguyễn Thị Huyền Thương (QH-2006-X-Báo chí và Truyền thông): Hình ảnh gia đình trong các thông điệp quảng cáo truyền hình ở Việt Nam;
- Lưu Thị Bích Thảo (QH-2005-X-Du lịch học): Du lịch nông nghiệp và mô hình thực nghiệm tại Ba Vì (Hà Nội);
- Bế Thị Hoà (QH-2006-X-Đông phương học): Thảm sát ở Gujarat năm 2002;
- Phạm Thị Dung, Tống Thị Đượm, Đoàn Như Hoàng Lan, Chu Đình Phi (QH-2006-X-Khoa học Quản lý): Mô hình “Công ty sáng tạo kiến thức” và triển vọng áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam;
- Vũ Thị Hồng Luyến, Nguyễn Thị Phương Thanh (QH-2006-X-Khoa học Quản lý): Nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay;
- Giáp Văn Tấp (QH-2008-X-Khoa học Chính trị): Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (qua khảo sát báo Tiền phong, Tuổi trẻ, Vietnamnet từ 2005-2008);
- Đặng Thị Phương (QH-2006-X-Lịch sử): Vấn đề trị thuỷ ở đồng bằng sông Hồng dưới thời Nguyễn cuối thế kỷXIX;
- Bùi Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hoài Thu (QH-2007-X-Sư phạm Lịch sử): Tìm hiểu về “Thuỷ Xá - Hoả Xá”;
- Hồ Thị Liên Hương (QH-2007-X-Sư phạm Lịch sử): Quá trình chuyển biến tư duy lý luận của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986-2006;
- Phạm Thị Ngân (QH-2006-X-Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Phông lưu trữ cá nhân của nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh - Nguồn sử liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các bài nghiên cứu thơ, văn của Bác;
- Đào Thị Phương Thu (QH-2006-X-Ngôn ngữ học): Tìm hiểu một số đặc điểm của quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng trên báo, tạp chí hiện nay;
- Nguyễn Thị Hiên, Phan Thị Huê (QH-2006-X-Ngôn ngữ học): Ứng dụng hệ hình thức văn phạm LTAG cho Tiếng Việt;
- Lê Văn Quỳnh Trang, Phạm Tuyết Nhung, Vũ Phương Thảo (QH-2006-X-Quốc tế học): Sự bùng nổ văn hóa Manga ở khu vực Châu Á;
- Lê Thị Mai Liên (QH-2007-X-Tâm lý học): Hứng thú học chuyên ngành tâm lý học lâm sàng của sinh viên khoa Tâm lý Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trần Đức Hoà (QH-2006-X-Thông tin thư viện): Ứng dụng công nghệ mạng trong xây dựng thư viện số ở Việt Nam;
- Đặng Hồng Vân (QH-2006-X-Triết học): Triết lý trong lời nhạc Trịnh Công Sơn;
- Phạm Thị Nhung (QH-2006-X-Triết học): Thế giới quan trong tín ngưỡng dân gian của người Việt;
- Nguyễn Thị Thu Hà (QH-2006-X-Văn học): Vấn đề quyền lực trong Lâu đài của Franz Kafka;
- Vũ Việt Bằng (QH-2006-X-Hán Nôm): Đặc trưng hình thức tổ chức nghệ thuật của kệ thị tịch trong Thiền uyển tập anh;
- Tống Thị Minh (QH-2007-X-Văn học CLC): Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam;
- Đào Quý Mạnh, Nguyễn Chu Du (QH-2006-X-Xã hội học): Nhận diện những khó khăn trong môi trường học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH KHXH&NV.
* Danh sách 29 công trình đạt giải Ba NCKHSV cấp Trường năm học 2008-2009
- Đặng Thị Thu Hà, Lường Thị Hương (QH-2007-X-Báo chí và Truyền thông): Khảo sát các tít báo của loạt bài về vụ Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải (Báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong từ tháng 9 đến tháng 12/2008);
- Nguyễn Thị Lý (QH-2006-X-Báo chí và Truyền thông): Một số lỗi thường gặp trong sapo trên 3 tờ báo Tuổi trẻ Tp. HCM, Thanh niên, An ninh Thủ đô (trong tháng 1 năm 2009);
- Nguyễn Thị Vân Dung (QH-2005-X-Du lịch học): Loại hình du lịch tình nguyện và thực trạng xu hướng phát triển du lịch tình nguyện tại Việt Nam;
- Lương Thị Hát, Nguyễn Thị Dung (QH-2006-X-Du lịch học): Khai thác giá trị văn hoá của Then Tày Cao Bằng vào phục vụ du lịch;
- Nguyễn Tuấn Ngọc (QH-2006-X-Đông phương học): An toàn thực phẩm của Trung Quốc nhìn từ vụ việc sữa bột Trung Quốc nhiễm melamin;
- Trần Huyền Trang (QH-2006-X-Đông phương học): Sự tác động của công nghiệp hóa đối với môi trường ở Hàn Quốc;
- Lô Kim Chinh, Phùng Thị Minh Dương, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Thuý (QH-2007-X-Khoa học Quản lý CLC): Đánh giá hiện trạng làm việc nhóm của sinh viên game đánh chắn online đổi thưởng
với hình thức đào tạo theo tín chỉ;
- Nguyễn Thu Hợp (QH-2008-X-Khoa học Quản lý CLC): Tăng cường sức hấp dẫn của một chương trình giải trí - trường hợp chương trình "Ô của bí mật" bằng hướng tiếp cận của Paradigma và Entropy của hệ thống;
- Trần Thị Tứ (QH-2008-X-Khoa học Chính trị): Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay;
- Lê Xuân Hùng (QH-2008-X-Khoa học Chính trị): Quan điểm về nhà nước và khái niệm nhà nước lý tưởng trong học thuyết chính trị của Plato;
- Bùi Duy Anh, Đỗ Thị Hiên (QH-2008-X-Lịch sử CLC): Tiếng lóng ở làng buôn Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội;
- Phan Quang Anh (QH-2007-X-Lịch sử CLC): Khái quát các chính sách phát triển của Singapore từ năm 1965 đến nay;
- Chu Quang Huy (QH-2006-X-Lịch sử): Truông Bồn - một trọng điểm trên mặt trận đảm bảo giao thông vận tải ở Quân khu IV trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1968);
- Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Cát Linh (QH-2006-X-Lưu trữ học và Quản trị văn phògn): Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên game đánh chắn online đổi thưởng
theo mô hình đào tạo tín chỉ;
- Vũ Thị Tân (QH-2006-X-Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Tổ chức, quản lý công tác văn thư tại game đánh chắn online đổi thưởng
- Khảo sát, đánh giá và kiến nghị;
- Hà Quỳnh Nga (QH-2005-X-Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Xây dựng tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước;
- Nguyễn Thị Quyên (QH-2007-X-Ngôn ngữ học): Khảo sát tính nhạc trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm;
- Nguyễn Liên Hương (QH-2006-X-Ngôn ngữ học CLC): Những suy nghĩ bước đầu về cải thiện chất lượng dạy và học khẩu ngữ trong giờ học tiếng Việt ở trường tiểu học hiện nay;
- Phạm Hoàng Miên (QH-2007-X-Quốc tế học): Thử tìm hiểu việc rèn luyện tư duy phản biện như là một kỹ năng mềm trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm Hoa Kỳ;
- Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (QH-2008-X-Tâm lý học): Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên;
- Nguyễn Chí Trung (QH-2007-X-Thông tin Thư viện): Bảo quản vốn tài liệu - những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN;
- Trần Thu Hà (QH-2005-X-Thông tin Thư viện): Tìm hiểu văn hoá đọc của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN;
- Phùng Thị Thu Trang, Phan Thị Hà, Hà Vũ Long, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Thị Thùy Linh (QH-2005-X-Triết học): Tìm hiểu một số thuật ngữ về tín ngưỡng dân gian của người Việt;
- Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Nam Hưng (QH-2007-X-Triết học): Tư tưởng cơ bản của G.Rútxô về nhà nước trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”;
- Nguyễn Thuý Hằng (QH-2006-X-Văn học): Hình ảnh con người hiện đại trong tiểu thuyết Haruki Murakami và Nguyễn Bình Phương;
- Nguyễn Thị Son (QH-2007-X-Văn học): Bước đầu tiếp cận những văn bản dân ca đám cưới thu thập ở vùng Lạng Sơn qua sưu tầm của giáo sư Nguyễn Văn Huyên trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945;
- Nguyễn Mạnh Sơn (QH-2006-X-Hán Nôm): Văn bản Tam vị thánh mẫu cảnh thế chân kinh trong phong trào thiện đàn đầu thế kỉ XX;
- Phạm Thị Hải Ninh, Trần Thiên Hương, Đào Thị Lượt, TrầnThu Trang (QH-2006-X-Xã hội học): Nhận thức và thái độ đối với hiện tượng thời trang Unisex của thanh thiếu niên.
- Nguyễn Hoài Sơn, Lương Bích Thuỷ, Nguyễn Mỹ Hạnh, Lê Thanh Thuỷ (QH-2006-X-Xã hội học): Mô hình công tác xã hội nhóm với cha mẹ trẻ em khuyết tật trí tuệ trung tâm Sao Mai, Hà Nội.
* Danh sách 5 công trình NCKHSV nhận giải thưởng của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên
- Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Cát Linh (K51 Lưu trữ học và Quản trị văn phòng), đề tài “Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV theo mô hình đào tạo tín chỉ”;
- Đào Quý Mạnh và Nguyễn Chu Du (K52 Xã hội học), đề tài “Nhận diện những khó khăn trong môi trường học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất Trường ĐHKHXH&NV”;
- Lô Kim Chính, Phùng Thị Minh Dương, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Thuý (K52B Khoa học quản lý), đề tài “Đánh giá hiện trạng làm việc nhóm của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV với hình thức đào tạo theo tín chỉ”;
- Vũ Thu Trang (K53 Tâm lý học), đề tài “Hành vi bảo vệ môi trường tự nhiên của sinh viên Trường ĐHKKHXH&NV”;
- Trần Thu Hà (K50 Thông tin thư viện), đề tài “Tìm hiểu văn hoá đọc của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV”.
* Danh sách 7 tập thể SVNCKH nhận giấy khen của Nhà trường năm học 2008-2009
- Giải Nhất: khoa Lịch sử, khoa Đông phương học
- Giải Nhì: khoa Triết học, khoa Văn học
- Giải Ba: bộ môn Khoa học Chính trị, khoa Thông tin Thư viện, khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.