Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tranh chấp ở biển Đông: tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác

Thứ sáu - 10/10/2014 06:05
Trong hai ngày 9&10/10/2014, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở biển Đông: tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác” với sự tham gia của hơn 50 nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tranh chấp ở biển Đông: tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác
Tranh chấp ở biển Đông: tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác

Tham dự Hội thảo có bà Rabea Brauer (Trưởng đại diện Quỹ Konrad Adenauer tại Việt Nam) cùng các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật Bản, Philippines, Indonesia…

Về phía Việt Nam có Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) và các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.

Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ phát biểu (Ảnh: Thành Long)

Phát biểu tại phiên khai mạc, GS.TS Nguyễn Văn Khánh khẳng định: biển Đông là một bộ phận hữu cơ, gắn bó không thể tách rời của Việt Nam, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Sự thật lịch sử ấy không chỉ được thể hiện qua các tài liệu lịch sử mà còn được chứng minh bằng các văn bản pháp lý quốc tế, được các hội nghị quốc tế thừa nhận trong thời kỳ cận-hiện đại.

GS.TS.Nguyễn Văn Khánh phát biểu (Ảnh: Thành Long)

Liên quan đến vấn đề biển Đông, Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên định giải quyết các tranh chấp bằng phương thức hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế khi Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã cho thấy tính phức tạp của các xung đột trên biển Đông hiện nay và những thách thức cần giải quyết trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, hội thảo này hướng tới mục tiêu nhận diện thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giải quyết các xung đột ở biển Đông hiện nay. Các kết quả của hội thảo sẽ góp phần đóng góp vào việc thực hiện chiến lược Biển của nhà nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc và phát triển bền vững các mối quan hệ hợp tác quốc tế gắn với biển Đông.

 Thiếu tướng Lê Văn Cương (Viện Nghiên cứu Chiến lược) trình bày tham luận "Tham vọng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông: Thách thức và khả năng thích ứng) (Ảnh: Thành Long)

 GS David Arase (Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ) trình bày tham luận "Biển Đông trong Bức tranh lớn của các Cường Quốc: Trung Quốc và Hoa Kỳ" (Ảnh: Thành Long)

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy trình bày tham luận "Chinh sách xoay trục châu Á của Mỹ trong bối cảnh của sự leo thang căng thẳng trong tranh chấp ở Biển Đông" (Ảnh: Thành Long)

Các nội dung chính được trao đổi tại Hội thảo: Biển Đông trong bức tranh lớn của các cường quốc: Trung Quốc và Hoa Kỳ; Tranh chấp lãnh thổ biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế; Các hướng tiếp cận về chính trị - kinh tế trong việc giải quyết các xung đột về tranh chấp lãnh thổ trên biển: những kinh nghiệm quốc tế; Những hệ luỵ từ xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhằm giải quyết xung đột ở biển Đông; Quan điểm của Asean về tranh chấp biển Đông…

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây