Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Toạ đàm “Dáng đứng Việt Nam”

Thứ năm - 19/05/2011 00:36
Ngày 18/5/2011, kỉ niệm 43 năm ngày liệt sĩ Lê Anh Xuân hi sinh (24/5/2968 – 24/5/2011) Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức toạ đàm “Dáng đứng Việt Nam” - tưởng nhớ nhà giáo, nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân.
Toạ đàm “Dáng đứng Việt Nam”
Toạ đàm “Dáng đứng Việt Nam”
Ngày 18/5/2011, kỉ niệm 43 năm ngày liệt sĩ Lê Anh Xuân hi sinh (24/5/2968 – 24/5/2011) Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức toạ đàm “Dáng đứng Việt Nam” - tưởng nhớ nhà giáo, nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân. Dự toạ đàm có các giáo sư, các nhà khoa học đã có công góp sức đào tạo nhà giáo, nhà sử học trẻ Ca Lê Hiến, những thầy cô giáo đồng nghiệp, đồng khoa, đồng đội của Lê Anh Xuân trên giảng đường và trên các chiến trường; giảng viên và sinh viên Trường ĐHKHXH&NV… Đặc biệt chị gái liệt sĩ Lê Anh Xuân - nhà giáo, đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân Khấu, Phó Tổng thư kí Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Tp HCM đã vượt ngàn cây số tới dự.

Phát biểu khai mạc toạ đàm GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường - nhấn mạnh: Hơn bốn mươi năm đã qua đi kể từ ngày nhà giáo, nhà thơ Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Lịch sử đất nước cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm trên con đường đi tới. Nhưng trong suốt chặng đường hơn 40 năm ấy, tấm gương chiến đấu hi sinh cùng sự nghiệp thơ ca của liệt sĩ Lê Anh Xuân vẫn sống mãi. Lê Anh Xuân vẫn đang đồng hành cùng chúng ta trong cuộc đấu tranh giữ nước và dựng xây nền văn hoá dân tộc. Hôm nay, chúng ta tụ họp về đây, trong khuôn viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ, nơi có những giảng đường in dấu chân thầy giáo trẻ Ca Lê Hiến năm xưa, để tưởng nhớ và tri ân một nhà thơ - nhà giáo anh hùng. Trong không khí hoài niệm và tri ân liệt sĩ, các nhà giáo và sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV mong muốn được chia sẻ, mạn đàm và bổ khuyết những thông tin về nhà giáo, nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân qua: cuộc sống lao động, học tập và phẩm chất nhà giáo trẻ Lê Anh Xuân trước lúc lên đường trở về quê hương chiến đấu; Tinh thần chiến đấu, xả thân cống hiến và nhiệt tình sáng tạo của Lê Anh Xuân với tư cách một nhà thơ chiến sĩ; Giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân trong nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại. Các tham luận, ý kiến phát biểu tại toạ đàm đã tập trung nêu bật cuộc đời, quá trình học tập, giảng dạy và sáng tác văn học của Lê Anh Xuân, tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc… Nhà văn Từ Sơn, nhà thơ Ngô Thế Oanh… đã thể hiện những tình cảm xúc động qua những câu chuyện, những kỉ niệm sống, học tập và chiến đấu cùng Lê Anh Xuân. Mấy chục năm trôi qua nhưng những kí ức ấy vẫn sống động, tươi mới, nguyên vẹn. PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, PGS.TS Phạm Thành Hưng, Đại tá – nhà văn Ngô Vĩnh Bình… đã có những tìm hiểu sâu về sáng tác thơ của Lê Anh Xuân, quá trình sáng tác, cảm hứng, nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân, chất sử thi, yếu tố trữ tình và sự tinh tế trong thơ Lê Anh Xuân, vị trí của thơ Lê Anh Xuân trong thơ cách mạng, thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ…

Chị gái liệt sĩ Lê Anh Xuân - nhà giáo, đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng bày tỏ niềm tự hào, xúc động khi về ngôi trường Lê Anh Xuân đã có những tháng năm gắn bó. NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ những kỉ niệm, những câu chuyện về Lê Anh Xuân từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành và tham gia kháng chiến. Bà cũng cho biết nhiều kỉ vật của liệt sĩ Lê Anh Xuân như: những bức thư viết cho người thân trong gia đình, nhật kí vẫn đang được bà lưu giữ. Nhà giáo, nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân tên khai sinh Ca Lê Hiến, sinh ra tại Thị xã Bến Tre, trong một gia đình tri thức yêu nước. Năm 1954, lúc 14 tuổi Ca Lê Hiến tập kết ra Bắc cùng gia đình. Sau khi học hết phổ thông trung học, Ca Lê Hiến học Đại học tại Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khoá III, niên Khoá 1959 - 1962. Sau khi tốt nghiệp đại học, với kết quả xuất sắc, Ca Lê Hiến được Nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Cuối năm 1964, thầy Ca Lê Hiến đã xếp lại những cuốn giáo trình soạn giở, tình nguyện lên đường đánh giặc. Trở về với chiến trường miền Nam yêu dấu, Ca Lê Hiến công tác ở tiểu ban giao dục, sau được chuyển công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng. Lê Anh Xuân hi sinh ngày 24/5/1968 trong đợt II chiến dịch Mậu Thân tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lộc, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ghi nhận những đóng góp lớn lao của Lê Anh Xuân, Đảng và Nhà nước ta đã truy tặng ông Huân chương Giải phóng hạng nhất, Bằng Tổ quốc ghi công và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Quý vị và các bạn có thể tải về toàn văn kỉ yếu của toạ đàm tại đây.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây