Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tiếp và làm việc với Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ tư - 17/08/2016 00:04
Ngày 17/08/2016, PGS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) do GS. Kim Đan (Giám đốc Sở Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN) làm trưởng đoàn. Cùng tham gia buổi làm việc có đại diện của Khoa Quốc tế học, Khoa Đông phương học và Phòng Hợp tác và Phát triển.
Tiếp và làm việc với Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc)
Tiếp và làm việc với Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc)

Tại buổi làm việc, PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) đã chào đón sự có mặt của Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN và giới thiệu ngắn gọn về Trường ĐHKHXH&NV. Trường có quan hệ hợp tác rộng rãi với các trường đại học và cơ sở đào tạo của Trung Quốc. Mỗi năm, Trường đón tiếp hơn 300 sinh viên Trung Quốc tham gia vào các khóa học ngắn hạn, dài hạn. Khoa Quốc tế học và Khoa Đông phương học tại Trường là hai đơn vị có nhiều chuyên ngành, chuyên môn nghiên cứu rất gần gũi và quan yếu với Trung Quốc, ASEAN và quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Để tiếp tục những thành quả đó, Trường hy vọng được thúc đẩy các hoạt động trao đổi học thuật và chia sẻ tài liệu cùng các đại học của Trung Quốc, như Đại học Quảng Tây. Điều này có thể được củng cố bằng việc ký kết biên bản hợp tác chính thức giữa hai bên trong tương lai.  

PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) giới thiệu về Trường tới đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN

GS. Kim Đan bày tỏ lời cảm ơn tới sự đón tiếp nhiệt tình của Trường ĐHKHXH&NV và đề xuất một số hoạt động hợp tác giữa hai bên thông qua một số kênh sau: (i) hội thảo quốc tế: Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN hy vọng Trường có thể cử cán bộ, giảng viên và nhà khoa học tham gia vào Tọa đàm thường niên về Phát triển Khu vực Trung Quốc-ASEAN lần thứ 4. Đây là diễn đàn quy tụ các học giả và chuyên gia nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc và ASEAN về các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên. (ii) thông qua giáo dục đào tạo: Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN thiết lập Dự án Học giả Cầu vồng dành cho các học giả Đông Nam Á, theo đó mỗi học giả sẽ được tài trợ 3000 Nhân dân tệ và được nghiên cứu cùng một học giả Trung Quốc; hoặc thông qua chương trình học bổng dành cho lưu học sinh Việt Nam, theo đó mỗi thạc sĩ sẽ được tài trợ 50.000 Nhân dân tệ, mỗi Tiến sĩ là 100.000 Nhân dân tệ. (iii) thông qua hoạt động nghiên cứu, xuất bản: Hiện Viện có Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN và mong muốn nhận được sự đóng góp của nhiều học giả Đông Nam Á hơn, trong đó có các nhà nghiên cứu Việt Nam.

PGS.TS Phạm Quang Minh tán thành với những đề xuất của GS. Kim Đan. Đáp lại, Hiệu trưởng mong muốn Viện Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học Quảng Tây sẽ gửi sinh viên, học viên, giảng viên tới Trường để tham quan, nghiên cứu và thực tập. Ngoài ra, Hiệu trưởng đề xuất Viện gửi bài viết và đóng góp ý kiến cho Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường. Đồng thời, Hiệu trưởng hy vọng Viện sẽ cử cán bộ và giảng viên tới tham dự các hội thảo, tọa đàm sắp tới mà Trường tổ chức như Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 vào tháng 12. Đây là những hoạt động rất thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và sự hiểu biết giữa hai trường nói riêng và giữa Việt Nam-Trung Quốc, ASEAN-Trung Quốc nói chung.

PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ của Trường và đoàn đại biểu Đại học Quảng Tây

Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã trao đổi học thuật về một số vấn đề liên quan tới Trung Quốc-ASEAN.

Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc được thành lập tháng 1/2005. Hiện Viện có gần 100 nghiên cứu viên, trong đó có 28 cán bộ cơ hữu. Tới năm 2012, Viện đã thành lập tổng cộng 10 Sở nghiên cứu tương ứng với 10 nước trong ASEAN, trong đó Sở Nghiên cứu Việt Nam là một trong những đơn vị chủ đạo. Ngoài ra, Viện còn có 10 trung tâm nghiên cứu chuyên ngành như Trung tâm Nghiên cứu Con đường Tơ lựa trên biển, Trung tâm Nghiên cứu Dải Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong, Sở Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc-Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, Viện sẽ mở rộng phạm vi các vấn đề nghiên cứu hơn nữa, đồng thời thắt chặt hơn mối liên kết giữa các Sở Nghiên cứu với các nước sở tại.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây