Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại học Nam Úc (Úc)

Thứ tư - 14/12/2016 02:40
Ngày 12/12/2016, GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) và đại diện Khoa Quốc tế học, Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Trường Truyền thông, Quốc tế học và Ngôn ngữ, Đại học Nam Úc (Úc) do TS Shamsul Khan làm trưởng đoàn.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại học Nam Úc (Úc)
Tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại học Nam Úc (Úc)

Tại buổi làm việc, GS.TS Phạm Quang Minh đã giới thiệu về các thành tựu chính trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các định hướng nghiên cứu chính của Nhà trường; trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng đại học nghiên cứu, tăng cường các dự án nghiên cứu, đặc biệt là công tác xuất bản quốc tế.  Trường là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Đại học Nam Úc và các trường đại học Úc nói chung trong nhiều lĩnh vực.

TS Shamsul Khan hoan nghênh sự chào đón của Trường ĐHKHXH&NV và đề xuất hai trường triển khai hợp tác qua các hoạt động như trao đổi sinh viên, thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu chung, tổ chức hội thảo chung. Đặc biệt là thực hiện các dự án nghiên cứu chung, các chương trình đào tạo liên kết trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, quan hệ quốc tế ở bậc đại học và sau đại học. Khoa Báo chí và Truyền thông, Khoa Quốc tế học sẽ là đầu mối giữa Trường ĐHKHXH&NV và Trường Truyền thông, Nghiên cứu và Ngôn ngữ Quốc tế, Đại học Nam Úc (Úc).

GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) và đại diện Nhà trường trao quà và chụp ảnh lưu niệm với đoàn công tác Đại học Nam Úc

Tiếp nối chương trình làm việc, TS. Shamsul Khan và Ths. Lê Lena (Bộ môn Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học) đã có bài thuyết trình trước các bạn sinh viên Khoa Quốc tế học về chủ đề “Sự nổi lên của Trung Quốc, Hoa Kỳ hậu Obama, và cấu trúc an ninh Đông Á/Đông Nam Á”. Bài thuyết trình đã phác họa bối cảnh địa chính trị và địa-kinh tế hiện nay trong mối liên hệ với cấu trúc an ninh ở Đông Nam Á, đặc biệt là với các nước ASEAN, qua đó đề xuất một số lựa chọn để các nước ASEAN hoàn thiện cấu trúc này. Hiện nay, sức mạnh Hoa Kỳ và trật tự Hòa bình dựa vào Hoa Kỳ (Pax Americana) đã suy giảm, Trật tự Hòa bình dựa vào Trung Quốc (Pax Sinica) dần nổi lên cùng với tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, dưới sự lãnh đạo của Putin, Nga muốn thúc đẩy một cấu trúc an ninh mới ở Châu Âu, đồng thời hình thành một “cấu trúc an ninh bình đẳng, cởi mở” với Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, qua đó tiến tới mục tiêu một chủ thể toàn cầu.

TS. Shamsul Khan trình bày bài thuyết trình

Trong bối cảnh chiến lược nói trên, các quốc gia ASEAN có nhiều lựa chọn khác nhau để ứng xử với mối quan hệ giữa các cường quốc. Theo TS. Shamsul Khan, ASEAN có thể tạm thời “lẩn tránh” căng thẳng, xung đột khi Hoa Kỳ buông lỏng sự can dự an ninh ở Đông Nam Á; hoặc “ngăn chặn” xung đột, căng thẳng thông qua những mạng lưới thể chế với các quốc gia có cùng quan điểm trong và ngoài các tiểu hệ thống; hoặc thiết lập mạng lưới quan hệ ‘chằng chịt’ với các quốc gia ngoài các tiểu hệ thống; hoặc khởi động tiến trình chủ nghĩa đa phương mềm mỏng. Dù là lựa chọn nào đi nữa, các quốc gia ASEAN cũng phải cân nhắc những ảnh hưởng của bối cảnh địa chính trị và địa-kinh tế với cấu trúc an ninh của mình.

Cuối bài thuyết trình, TS. Shamsul Khan đặt ra những câu hỏi về tương lai của cấu trúc an ninh Đông Á/Đông Nam Á trong tương lai như: Liệu trong thời đại Donald Trump, hệ thống “trục và nan hoa” mà Hoa Kỳ xây dựng thông qua các quan hệ song phương có còn tồn tại được không, liệu khoảng trống hay sự biến đổi quyền lực ở Châu Á có làm gia tăng cạnh tranh căng thẳng giữa các cường quốc ở Đông Á không, và liệu Nga có mở rộng được ảnh hưởng địa-chính trị ở Châu Á qua việc trỗi dậy từ từ và hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự hiện diện của phương Tây? Những câu hỏi này đã được các giảng viên và sinh viên trong khán phòng thảo luận sôi nổi và thẳng thắn.

GS. TS Phạm Quang Minh đặt câu hỏi cho TS Shamsul Khan

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Đại học Nam Úc (University of South Australia- UniSA) tọa lạc tại thành phố Adelaide được thành lập từ năm 1991. Trải qua nhiều năm phát triển, UniSA hiện là 1 trong 8 trường thuộc nhóm GO8 (nhóm 8 trường Đại học tốt nhất tại Úc). UniSA có 8 viện nghiên cứu, 13 trung tâm nghiên cứu và đội ngũ nhân viên lên tới 2,287 người. Mỗi năm có khoảng 34,000 sinh viên theo học tại đây, 1/3 trong số đó là sinh viên quốc tế đến từ 160 quốc gia khác nhau. Trường truyền thông, quốc tế học và ngôn ngữ được xếp hạng xuất sắc 5 sao theo xếp hạng đại học thế giới QS 2014.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây