Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tiếp Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn bản viết tay, Đại học Hamburg (CHLB Đức)

Thứ hai - 18/03/2019 21:24
Ngày 18/3/2019, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng đại diện Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Phòng Hợp tác và Phát triển đã tiếp, làm việc với GS. Michael Friedrich (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn bản viết tay, Đại học Hamburg-CHLB Đức).

Tại buổi tiếp, GS. Michael Friedrich cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Văn bản viết tay (CSMC) tại Đại học Hamburg đang triển khai cụm dự án “Tìm hiểu các tạo vật bằng văn bản”, thuộc chương trình Sáng kiến Xuất sắc (Excellence Initiative) của Quỹ Nghiên cứu Đức dành cho các trường đại học nước này. Cụm dự án nhằm mục đích khảo sát quy trình sáng tạo, lưu trữ, lưu thông và phân tích các văn bản và văn khắc tại Châu Phi, Châu Á. Qua đó tìm hiểu tác động, ý nghĩa của văn bản viết tay với các xã hội và nền văn hóa.

Tại Việt Nam, GS. Michael Friedrich đã tới thăm Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, thăm kho Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới để bàn về hợp tác trong bảo tồn tư liệu lưu trữ viết tay. Nhằm mở rộng mạng lưới nghiên cứu về văn bản viết tay tại Việt Nam, CSMC mong muốn hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam như Trường ĐHKHXH&NV trong các dự án nghiên cứu chung.

Thay mặt Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn gửi lời cảm ơn GS. Michael Friedrich đã đặt niềm tin vào Nhà trường. Phó Hiệu trưởng đề xuất GS. Friedrich thảo luận các phương án cụ thể với các khoa liên quan của Nhà trường như Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Khoa Lịch sử, Khoa Thông tin-thư viện. Trước mắt, theo ý tưởng của PGS.TS Đào Đức Thuận (Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Khoa và CSMC sẽ triển khai một dự án nghiên cứu thí điểm về văn bản lưu trữ ở cấp địa phương như làng, xã, hộ gia đình tại Việt Nam. Trong tương lai, các bên có thể mở rộng sang các lĩnh vực như văn bản kỹ thuật số, số hóa văn bản viết tay…

GS. Michael Friedrich cũng là chuyên gia Hán Học tại Viện nghiên cứu Á Phi, thuộc Đại học Hamburg, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phúc Đán, Thượng Hải. Tại CSMC, giáo sư đang hướng dẫn cho các nghiên cứu sinh về Trúc giản thời Tần Hán, Văn bản Đôn Hoàng của Trung Quốc và Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây