Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Tiếp cận nghiên cứu mới về Đông Nam Á”

Thứ tư - 13/10/2010 15:30
Sáng 13/10/2010, GS.TS. Vincent J.H. Houben (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Á-Phi, Đại học Humboldt) đã có bài thuyết trình trước cán bộ và sinh viên Khoa Quốc tế học. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới Kỉ niệm 15 năm thành lập Khoa Quốc tế học
“Tiếp cận nghiên cứu mới về Đông Nam Á”
“Tiếp cận nghiên cứu mới về Đông Nam Á”
Sáng 13/10/2010, GS.TS. Vincent J.H. Houben (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Á-Phi, Đại học Humboldt) đã có bài thuyết trình trước cán bộ và sinh viên Khoa Quốc tế học. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới Kỉ niệm 15 năm thành lập Khoa Quốc tế học Thay mặt lãnh đạo Nhà trường, Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã nhiệt liệt chào mừng GS. Houben và cám ơn Giáo sư đã dành thời gian thuyết trình cho cán bộ và sinh viên của Nhà trường về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kim, khu vực Đông Nam Á với vị trí và vai trò của mình rất xứng đáng là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học và đang rất cần những lí thuyết nghiên cứu mới. Trong vòng hai giờ đồng hồ, GS. Houben đã dẫn dắt người nghe bằng một bài thuyết trình khúc triết mà không tẻ nhạt, triết lí mà không không khô khan, khái quát mà không hời hợt, cụ thể mà không vụn vặt, về lí thuyết tiếp cận nghiên cứu Đông Nam Á mới, kết hợp các phương pháp sử học và khu vực học.
Nghe bài thuyết trình (không bao gồm phần thảo luận): [audio:VincentHouben-20101013.mp3] Độ dài 69 phút. Người dịch: Lê Lêna - Giảng viên Khoa Quốc tế học. 50 giây đầu là đoạn dịch lời phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Kim.
Câu hỏi mà GS. Houben đặt ra là triển vọng của nghiên cứu khu vực nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng sẽ như thế nào? Câu hỏi này có lí vì theo quan sát của GS. Houben, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu về lịch sử đều bị ảnh hưởng bởi quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm. Hơn nữa, so sánh với các khu vực khác, có rất ít các nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á. Một thực trạng nữa là nếu có, thì phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, với cố gắng làm cho khu vực Đông Nam Á khác biệt với các khu vực khác và đặc biệt là không dựa trên một nền tảng lí thuyết vững chắc. Từ nhận xét đó, GS. Houben đã trình bày lịch sử sử học khu vực Đông Nam Á, điểm qua công trình và đóng góp của các học giả tiền bối trong giai đoạn đầu, từ J.C. van Leur, John Smail, Wim Wertheim cho đến giai đoạn hoàng kim của Đông Nam Á học những năm 1960-1970 với những tên tuổi như Benedict Anderson, Geertz và Wolters, sau đó đến giai đoạn những năm 1970-1990, nhìn nhận lại nghiên cứu Đông Nam Á. Theo GS Houben, kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt đã xuất hiện thế hệ mới các nhà nghiên cứu người Mĩ gốc Ấn như nhà sử học Dipesh Chakrabarty, nhân học Talal Asad, xã hội học Arjun Appadurai, văn học như Gayatri Chakavorty Spivak…

Theo GS. Houben, hiện tại chúng ta đang ở trong giai đoạn mà mối quan hệ giữa sử học và khu vực học cần phải được định nghĩa lại. Trong những năm gần đây, cả sử học và khu vực học đã trải qua giai đoạn “tự vấn lương tâm” (soul-searching) rất nhiều vì những tham số của kỉ nguyên Chiến tranh lạnh không phù hợp với thực tế của thế giới kết nối và toàn cầu hoá hiện nay của chúng ta. Vì vậy, theo GS. Houben ở một cấp độ chung, chúng ta phải vượt lên trên những giới hạn của thế giới “hậu cấu trúc” để tiến tới một thế giới với những ý nghĩa rộng lớn hơn. Trong bối cảnh đó, GS. Houben cho rằng có thể phát triển một lí thuyết mới áp dụng cho nghiên cứu khu vực Đông Nam Á. Sau khi phân tích và lí giải ưu điểm và hạn chế của 05 cách tiếp cận khác nhau và vì phần lớn các nhà sử học đều bị ám ảnh bởi sự thay đổi, nên GS. Houben gợi ý nên sử dụng “quan điểm tiến trình” (processual concepts) để chỉ ra những động lực phát triển cụ thể trong Đông Nam Á ở những thời điểm lịch sử nhất định bao gồm cả hai cấp độ “điểm” và “diện” và kết nối những sự kiện rời rạc với một cấu trúc hoặc bối cảnh rộng lớn hơn. Để minh hoạ cho luận điểm này, GS. Houben đã đi đến một nhận xét thú vị: “sự phát triển của lịch sử Việt Nam nên được hiểu không chỉ bằng những nhân tố đặc biệt bên trong mà cần phải được xem xét với tư cách là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài trong bối cảnh Đông Nam Á.” Mặc dù không phải là chuyên gia về Việt Nam, GS. Houben đã làm người nghe ngạc nhiên khi khái quát hoá lịch sử Việt Nam bằng 4 “lát cắt lịch sử” (historical conjuncture) với những đặc điểm sau đây: Giai đoạn bản địa hoá văn hoá Trung Hoa có thể được gọi là “Tiếp biến văn hoá tiến bộ” (progressive enculturation), giai đoạn thương mại biển thịnh vượng có thể được gọi là “hội nhập số đông” (plural integration), giai đoạn phát triển của chủ nghĩa dân tộc được gọi là “sự hoán vị năng động” (dynamic transposition) và giai đoạn Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay được gọi là “sự thích ứng nhanh nhậy” (responsive adaptation).

Sẽ phối hợp đào tạo Thạc sĩ Quan hệ quốc tế với Đại học Humboldt zu Berlin, CHLB Đức

Sáng ngày 07/10, GS. Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng nhà trường) đã có buổi tiếp đoàn đại biểu của Đại học Humboldt (Đức) do GS. Vincent Houben dẫn đầu. Mục đích chính của chuyến thăm và làm việc của các vị khách Đức là thảo luận với Nhà trường để xây dựng một chương trình phối hợp đào tạo bậc thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế. GS. Nguyễn Văn Khánh hoan nghênh ý tưởng của Đại học Humboldt và khẳng định quyết tâm cũng như cam kết của Nhà trường trong việc hợp tác với Trường Đại học Humboldt xây dựng chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ này. Sau khi trao đổi và nhất trí về những vấn đề có tính nguyên tắc chung, lãnh đạo Đại học Humboldt và Hiệu trưởng Nhà trường đã kí kết thoả thuận đồng ý phối hợp đào tạo thạc sĩ quan hệ quốc tế. Đây là cơ sở pháp lí để Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) xem xét và tài trợ trong giai đoạn đầu của dự án. Dự kiến, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn thành trong năm nay để đến tháng 9 năm 2011 sẽ tuyển sinh khoá đầu tiên. Trường Đại học Humboldt là một trong những trường đại học hàng đầu của CHLB Đức đã có lịch sử 200 năm và thuộc top 200 đại học hàng đầu thế giới.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây