Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu lịch sử đô thị Việt Nam

Thứ năm - 01/10/2015 00:30
Ngày 30/9/2015, hội thảo quốc tế với chủ đề “Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu lịch sử đô thị Việt Nam” do Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Justus Liebig University Giessen (CHLB Đức) đồng tổ chức đã khai mạc tại Trường ĐHKHXH&NV. Hội thảo quy tụ 81 báo cáo từ đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học trên khắp cả nước.
Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu lịch sử đô thị Việt Nam
Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu lịch sử đô thị Việt Nam
Đô thị là một trong những chủ đề được chú ý rất nhiều trong thời gian gần đây trước làn sóng đô thị hóa ngày càng tăng ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Trong những vấn đề về đô thị thì lịch sử đô thị cũng là vấn đề quan trọng bởi nó phản ánh sự thay đổi của đô thị qua chiều dài lịch sử, từ thời cổ đại, trung đại cho tới cận đại và hiện đại, Trong mỗi thời kỳ lịch sử, các đô thị lại thể hiện những đặc trưng khác nhau, ví dụ như Thăng Long - cố đô của nước Đại Việt khi xưa, và Hà Nội ngày nay với tư cách là thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nếu như Thăng Long khi xưa nổi bật với những nét cổ kính được thể hiện trong kiến trúc, kinh tế, xã hội, văn hóa thì Hà Nội hiện nay là một đô thị sầm uất, nhộn nhịp và hiện đại dưới ảnh hưởng của đô thị hóa.
PGS. TS Vũ Văn Quân (Khoa Lịch sử) và TS. Đặng Hồng Sơn (Khoa Lịch sử) chủ trì tiểu ban 1 của hội thảo (Ảnh: Thanh Hà)
 
Trong bối cảnh trên, nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử đô thị là rất cần thiết nhằm so sánh, đối chiếu các đô thị trong quá khứ và hiện tại và rút ra những kinh nghiệm và giải pháp cần thiết cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu này, hội thảo quốc tế “Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu lịch sử đô thị Việt Nam” được tổ chức nhằm thảo luận tất cả những vấn đề nổi bật trong lịch sử đô thị Việt Nam và thế giới, từ không gian địa lý tới kiến trúc đô thị, đô thị hóa và quan hệ giao lưu giữa các đô thị. Hội thảo đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận khác nhau để nghiên cứu lịch sử đô thị, làm nổi bật tính liên ngành và đa ngành trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Nội dung cụ thể của hội thảo là lịch sử đô thị Việt Nam và thế giới được chia thành các mốc thời gian sau đây:
 
- Thời kỳ "Cổ - trung đại" với các tham luận chính như: “Về tính lai ghep của các đô thị Việt Nam:Trường hợp Thăng Long – Hà Nội” của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ (Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV), “Các vành đại xung quanh một số đô thị cổ ở Việt Nam” của ThS. Võ Thị Phương Thúy (Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), “Tiếp cận phương pháp lịch sử trong nghiên cứu đô thị Việt Nam” của PGS.TS Trần Kim Đỉnh (Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV); Ý tưởng thiết kế kinh đô Thăng Long thời Lý và chính điện cung Naniwa tiền kỳ của Nhật Bản – Nhìn từ tư tưởng “Tam Triều Ngũ Môn chế” của Chu Lễ và Lễ Ky của ThS. Phạm Lê Huy (Khoa Đông phương học, ĐHKHXH&NV).
 
- “Thời kỳ cận đại” với các tham luận chính như: “Thiên tai và đế chế: Tai biến thiên nhiên và thăng trầm kinh tế-xã hội của các đô thị Đàng ngoài thế kỷ XVII” của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV), “Biên giới rừng, khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên trong đế chế Napoleon” của TS. Agnes Johanna Franziska (Lugwid – Maximilians – Universitat Munchen), Từ đô thành chính trị đến trung tâm thương mại: Thăng Long trong hệ thống sông Đàng Ngoài thế kỷ 17-18 của TS. Đỗ Thị Thùy Lan (Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV), Cộng đồng Ấn-Hà Lan trong giai đoạn chuyển đổi: Fort Cochin trong chiến tranh Napoleon (1784-1830) của PGS. Anjana Singh (Đại học Groningen – Hà Lan), “Không gian nữ tính: Mở rộng dịch vụ dành cho phái nữ trong bối cảnh đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc” của TS. Trần Thị Phương Hoa (Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
 
- “Thời kỳ hiện đại” với các tham luận chính như: “Điều luật quốc tế về bảo vệ môi trường sống và môi trường tự nhiên: Tác động từ cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam” của GS. Detlef Briesen (Đại học Giesen), “Đô thị di sản và một số nền tảng tạo nét đặc trưng đặc trưng – Nghiên cứu điển hình: Hà Nội – Huế - Hồ Chí Minh của TS.KTS. Ngô Minh Hùng (ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh), “Bàn về đô thị hóa ở vùng đồng bằng Bắc bọ và tác động của nó đến địa bàn nông thôn” của PGS.TS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV), “Không bỏ rừng – chẳng rời đất” Cư dân tái định cư và những tác động đến rừng ở quận Khamam (Ấn Độ) của TS. David Pickus (Đại học Renmin Trung Quốc).
 
Tháng 3/2015 vừa qua, một hội thảo quốc tế với chủ đề tương tự là “Biến đổi văn hóa – xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa” cũng đã diễn ra tại Trường ĐHKHXH&NV. 

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây