Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tập huấn “Thực hành điền dã Dân tộc học: giữa tham gia và quan sát”

Thứ ba - 16/10/2018 21:24
Tập huấn diễn ra từ ngày 8-11/10, do Khoa Nhân học và Viện Nhân học Văn hóa và Xã hội (Đại học Goettingen, Đức) phối hợp tổ chức.
Tập huấn “Thực hành điền dã Dân tộc học: giữa tham gia và quan sát”
Tập huấn “Thực hành điền dã Dân tộc học: giữa tham gia và quan sát”

Giảng viên tham gia tập huấn là GS. Andrea Lauser (quyền Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa và Xã hội) và TS. Jovan Maud (Giám đốc Dự án quốc tế hóa chương trình đào tạo, Viện Nhân học Văn hóa và Xã hội).

Học viên là các giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhiều chuyên ngành Lịch sử, Văn hóa, Ngôn ngữ, Quốc tế học... đến từ trong và ngoài trường ĐHKHXH&NV.

GS. Andrea Lauser

Nội dung tập huấn tập trung vào một trong những phương pháp quan trọng nhất trong nghiên cứu Dân tộc học là phương pháp quan sát tham gia (participant observation). Đây được coi là phương pháp nền tảng của điền dã Dân tộc học. Khóa tập huấn giới thiệu cho học viên về phương pháp này cả về các vấn đề lý thuyết chính cũng như việc áp dụng nó vào các bài tập, bài phản ánh thực tế. Mục tiêu chính là giúp đưa quan sát tham gia vào tập hợp các kỹ thuật nghiên cứu của học viên, trong đó đề cập cụ thể đến những khái niệm cốt lõi: sự xung đột giữa tham gia và quan sát; bản chất của “thực địa”; các quan hệ nghiên cứu và nghĩa vụ xã hội; các định hướng phương pháp luận...

TS. Jovan Maud

Học viên được đi thực tế quan sát và tham gia các nghi lễ lên đồng tại Đền Lảnh và Đền Đại Lộ (Hà Nam), thảo luận với giảng viên và viết báo cáo cuối khóa.

Khóa tập huấn là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Nhân học và Viện Nhân học Văn hóa và Xã hội được triển khai từ năm 2017. Chương trình đã cử một số sinh viên Khoa Nhân học sang học tại Đại học Goettingen; 02 giảng viên của Viện đã sang trao đổi giảng dạy tại Khoa Nhân học.

Năm nay, hoạt động hợp tác giữa hai bên tiếp tục tập trung vào việc trao đổi giảng viên; lựa chọn sinh viên đi học tại Đức; gắn kết người học và đội ngũ giảng viên của Khoa với phương pháp giảng dạy và các tài liệu quốc tế. Cán bộ, giảng viên trẻ của Khoa được tham gia học hỏi các chuyên gia Đức về các phương pháp giảng dạy hiện đại nhất của ngành Nhân học. Đồng thời các giảng viên của Đức có cơ hội tìm hiểu thêm về nghiên cứu, giảng dạy Nhân học, nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy Nhân học tại Việt Nam.

Học viên quan sát một buổi hầu đồng

Tác giả: Duy Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây