Ngôn ngữ
Tới dự buổi thuyết trình có PGS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng ), các cán bộ, giảng viên của Trường và Khoa Lịch sử, đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng các nghiên cứu sinh và sinh viên của Khoa Lịch sử.
Trong bài thuyết trình, GS. Liam Kelley đã phân tích và lý giải quá trình nhất thể hóa của dân tộc Việt Nam bằng một góc nhìn mới. Ông cũng đặt quá trình thống nhất của lịch sử Việt Nam vào bối cảnh lịch sử chung của thế giới và rút ra những so sánh cần thiết. Theo GS. Liam Kelley, trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua 4 hình thức nhất thể hóa sau: quy tụ, nhất thống, đoàn kết và thống nhất.
Thứ nhất là quy tụ. Quá trình này diễn ra từ thửo sơ khai của lịch sử Việt Nam cho tới thời kỳ Âu Lạc. Vào thời kỳ này, các lãnh tụ và thủ lĩnh sẽ sử dụng quyền uy và sức mạnh để tập hợp người dân lại với nhau. Điều này tương ứng với khái niệm “người lãnh đạo quyền uy” (charismatic leader) mà nhà xã hội học Max Weber đã nhắc đến. Ngoài ra, ở Việt Nam, trống đồng được sử dụng để quy tụ các cộng đồng nhỏ lại với nhau. Theo GS. Liam Kelley, âm thanh của trống đồng sẽ vang lên trong một phạm vi nhất định và quy tụ người dân lại. Điều này tương tự như việc sử dụng tiếng chuông trong nhà thờ ở phương Tây để tập hợp các con chiên.
Giai đoạn thứ hai được đánh dấu bằng sự khước từ văn hóa trống đồng và tiếp nhận văn hóa Đông Á. Trung Quốc là đất nước khởi đầu cho sự thay đổi này. Trung Quốc coi nền văn hóa của mình là trung tâm của Đông Á và những nền văn hóa khác là ngoại lai hoặc là sản phẩm của quá khứ. Dưới ảnh hưởng này, giới tinh hoa chính trị ở Việt Nam tập hợp lại với nhau thành một lực lượng cai trị để thúc đẩy văn hóa Đông Á. Văn hóa trống đồng vẫn tồn tại nhưng chỉ trong phạm vi những cộng đồng nhỏ mà thôi. GS. Liam Kelley gọi đây là giai đoạn “nhất thống”, nhằm chỉ sự “chính thống” của văn hóa Đông Á so với những nền văn hóa khác.
Quang cảnh hội trường
Giai đoạn thứ ba kéo dài từ cuối thế kỷ 19 cho tới khoảng giữa thế kỷ 20 và được GS. Liam Kelley gọi là “đoàn kết”. Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến ở Việt Nam và sự xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam bắt đầu tiếp thu những tư tưởng và văn hóa của Phương Tây. Nổi bật nhất trong những yếu tố này là khái niệm “dân tộc” (nation) hiện đại. Khái niệm này được người Pháp lan truyền ở Việt Nam thông qua những cải cách giáo dục như cải cách hệ thống giáo dục (theo kiểu Pháp), chữ viết (chữ Quốc ngữ) cũng như chính thức giảng dạy lịch sử Việt Nam trong chương trình đào tạo. Ngoài ra, những phong trào Duy tân cũng phát triển và góp phần đem yếu tố phương Tây vào văn hóa Việt Nam. Theo GS. Liam Kelley tất cả những điều này tạo ra trong người Việt Nam một ý thức chung về dân tộc và đoàn kết họ lại với nhau.
Giai đoạn cuối cùng được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân Việt Nam. Theo GS. Liam Kelley, trong thời kỳ này, chủ nghĩa dân tộc đã được đẩy cao lên mức tuyệt đối. Điều này tạo ra sức mạnh tổng lực trong cuộc chiến với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngoài ra, trống đồng được khai quật và khôi phục để trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Xét ở góc độ so sánh, quá trình phi thực dân hóa cũng diễn ra ở nhiều nước khác trong khu vực và cũng góp phần đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước.
Sau phần thuyết trình, các cử tọa đã trao đổi và đặt câu hỏi cho GS. Liam Kelley về những vấn đề như vai trò của giới, chủng tộc và huyết thống trong quá trình thống nhất của dân tộc Việt Nam, sự liên hệ giữa khái niệm “dân tộc” và “tư cách công dân”, những nhận thức khác nhau về khái niệm dân tộc trong lịch sử Việt Nam, bản sắc của dân tộc Việt Nam…
PGS. TS Phạm Quang Minh trao tặng truyện thơ tam ngữ Lục Vân Tiên cổ tích truyện cho GS. Liam Kelley
Liam Christopher Kelley (黎明愷/Lê Minh Khải) là một trong số khá ít sử gia Mỹ nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, được biết đến với những công trình, quan điểm khá gai góc về Sơ sử Việt Nam, cũng như về mối quan hệ văn hóa, lịch sử giữa Việt Nam và Đế chế Phương Bắc. PGS.TS Kelley giảng dạy lịch sử Đông Nam Á cho Đại học và Sau Đại học tại Đại học Hawaii - Manoa (Hoa Kỳ). Cùng với GS.TS Phan Lệ Hà (ĐH Hawaii), Liam Kelley đồng sáng lập ra Diễn đàn Kết nối Việt Nam (Engaging with Vietnam) từ năm 2010, đến nay đã được 8 kỳ Hội thảo. |
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn