Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện”

Thứ ba - 30/10/2018 00:44
Ngày 29/10/2018, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trường ĐHKHXH&NV đã phối hợp tổ chức hội thảo “Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện”.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Hội nhà báo Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Vĩnh Bảo (Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm) cho biết, trong những năm qua, công tác phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành địa phương và sự ủng hộ của nhân dân. Nhất là trong bối cảnh việc lạm dụng chất gây nghiện ở Việt Nam ngày càng gia tăng với việc xuất hiện những dạng gây nghiện mới chưa có chế tài xử lý hay những phương thức buôn bán ngày càng tinh vi. Công tác thông tin tuyên truyền được coi là một giải pháp quan trọng nhằm làm rõ tác hại và hậu quả của sự lạm dụng này; làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nghiện; biểu dương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác phòng ngừa.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu khai mạc hội nghị

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay, cần có sự đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền. Cụ thể, cần thực hiện công tác này một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền; đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị, địa phương liên quan; ứng dụng CNTT vào ngăn chặn những thông tin lôi kéo, mời chào lạm dụng chất gây nghiện trên mạng xã hội.

Đánh giá về những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phòng chống lạm dụng chất gây nghiện tại Việt Nam, ông Lê Việt Đông (Phó Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) chia sẻ thông tin: Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong giai đoạn 2014-2017, số tin, bài, ảnh, phóng sự về đề tài này trên các ấn phẩm tăng trung bình 10-15% so với trước. Từ năm 2010, trang tin điện tử “Tiếng chuông” của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đi vào hoạt động. Trong gần 10 năm qua, trang “Tiếng chuông” tích cực thông tin tới độc giả về các nội dung: phản ánh tình hình các loại ma túy đang “lọt lưới” và những lỗ hổng trong thực thi pháp luật; tuyên truyền về tác hại của ma túy; biểu dương chiến công của những chiến sĩ công an, biên phòng đấu tranh chống tội phạm ma túy; động viên những con người lầm lỡ làm lại cuộc đời... 

Ông Lê Việt Đông - Phó Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phát biểu tại hội thảo

Đại diện lãnh đạo Trường ĐHKHXH&NV, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học trong việc tạo dựng diễn đàn khoa học để các bên liên quan đối thoại, trao đổi về các vấn đề lớn trong xã hội. Trong bối cảnh thế giới đầy bất an, thách thức như hiện nay, ngoài các vấn đề an ninh truyền thống đã nổi lên những vấn đề an ninh phi truyền thống, là hậu quả sự sự phát triển của xã hội hiện đại, trong đó có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Và truyền thông phải là lực lượng tiên phong góp phần đẩy lùi vấn nạn này. GS.TS Phạm Quang Minh cũng cho rằng công tác truyền thông cần có những hướng tiếp cận mới và những nội dung truyền thông đa dạng hơn, nhất là tại những quốc gia có sự phong phú về cơ cấu địa lý, vùng miền, tộc người như Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác khu vực để giải quyết vấn đề có tính chất xuyên quốc gia như phòng chống ma túy và chất gây nghiện cũng cần được đẩy mạnh.

GS.TS Phạm Quang Minh phát biểu tại hội thảo

Sau khai mạc, Hội thảo nghe các tham luận chính:

  • Tham luận “Tổng quan công tác truyền thông, giáo dục phòng, chống ma túy” của TS. Nguyễn Cửu Đức (Vụ Khoa giáo – Văn xã, Văn phòng Chính phủ).

TS. Nguyễn Cửu Đức (Vụ Khoa giáo – Văn xã, Văn phòng Chính phủ) trình bày tham luận

  • Tham luận “Giới thiệu Khoa học dự phòng” của ThS. Cao Hoàng Nam (Điều phối viên trưởng Hội đồng khoa học, Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội VPIS).

ThS. Cao Hoàng Nam (Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội VPIS, Trường ĐHKHXH&NV) trình bày tham luận

  • Tham luận “Thực tiễn triển khai các chương trình phòng ngừa ma túy trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam” của TS. Kevin Mulvey (Cố vấn về điều trị nghiện khu vực Đông Nam Á, Chương trình Samhsa) và ông Brian Morales (Giám đốc Trung tâm điều phối các chương trình phòng, chống ma túy, Vụ các vấn đề về Ma túy và Hành pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ).

Ông Brian Morales (Giám đốc Trung tâm điều phối các chương trình phòng, chống ma túy, Vụ các vấn đề về Ma túy và Hành pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) trình bày tham luận

TS. Kevin Mulvey trình bày tham luận

  • Tham luận “Nâng cao hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội” của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi (Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo).

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi trình bày tham luận

  • Tham luận “Nâng cao tác động của các chương trình truyền thông đối với giới trẻ trong phòng ngừa ma túy và các chất hướng thần” của ông Nguyễn Đức Hòa (Phó Giám đốc VTV6, Viện VPIS).
  • Tham luận “Xã hội hóa công tác truyền thông phòng chống ma túy” của TS. Lê Trung Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy) và Đại tá Tạ Đức Ninh (nguyên Trưởng phòng thường trực phòng, chống ma túy, Cục Tham mưu Cảnh sát, Bộ Công an).

Hội thảo nằm trong Chương trình công tác năm 2018 của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2018; là hoạt động nằm trong Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin địa chúng” của Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020. Hội thảo hướng tới nâng cao nhận thức về vai trò của công tác truyền thông, giáo dục phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện; chia sẻ những kinh nghiệm và cách thức truyền thông đến từ các bên liên quan; chỉ ra những thách thức gặp phải và đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức truyền thông trong phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện trong cộng đồng, đặc biệt là hướng tới đối tượng thanh, thiếu niên.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây