Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Những thách thức trong công việc của tuỳ viên báo chí Mỹ tại Việt Nam

Thứ ba - 10/05/2016 01:28
Ngày 5/5/2016, sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông tham dự buổi nói chuyện của bà Lisa Wishman – Tùy viên Báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tham dự sự kiện có ThS Vũ Trà My – Phó Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông; PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ công chúng; ông Nguyễn Bình Quỳnh – Chuyên viên Phát triển Quan hệ Văn hóa của Đại sứ quán Mỹ.
Những thách thức trong công việc của tuỳ viên báo chí Mỹ tại Việt Nam
Những thách thức trong công việc của tuỳ viên báo chí Mỹ tại Việt Nam

Bài phát biểu của diễn giả nói về những nguyên tắc trong công việc của một tuỳ viên báo chí và những thách thức khi hoạt động trong môi trường báo chí Việt Nam.

Bà Lisa bắt đầu bài nói chuyện với việc chia sẻ nguyên tắc: Nhà báo phải đặt lợi ích công lên trên hết, dùng các nguyên tắc và xác minh để thu thập và đánh giá những thông tin mình có được. Để làm tốt công việc của một tuỳ viên báo chí, trước hết bà đặt ra câu hỏi cho bản thân: mình làm việc cho ai ? “Một cách gián tiếp, tôi làm việc cho tổng thống Obama, còn trực tiếp là Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, dưới nữa là Đại sứ Mỹ và cuối cùng là nhân dân Mỹ. Công việc của tôi là phải làm sao để công chúng Việt Nam hiểu được những ưu tiên trong chính sách đối ngoại Mỹ, phục vụ lợi ích nhân dân Mỹ nói chung” - bà Lisa nói.

Là một tuỳ viên báo chí, bà góp phần đưa ra các thông điệp - đại diện cho tiếng nói của nhân dân Mỹ, thúc đẩy sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Để truyền đi các thông điệp, có các công cụ truyền thống và phi truyền thống. Với báo chí truyền thống, bà và đồng nghiệp  có mối quan hệ rộng với gần 1000 nhà báo ở Việt Nam và nhiều tờ báo, hãng thông tấn ở nước ngoài. Những kênh phi truyền thống như Facebook, Twitter cũng được sử dụng.

Nêu quan điểm về những phẩm chất và kỹ năng cần có của nhà báo và những người làm trong lĩnh vực báo chí, bà Lisa cho rằng nhất thiết phải coi trọng sự trung thực và tính khách quan. Tiếp theo là kỹ năng giải thích, kỹ năng viết và nói, kỹ năng phỏng vấn. Bên cạnh đó, tình yêu, đam mê với nghề cần luôn đi kèm với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Bà Lisa cho rằng quyền tự do ngôn luân đều được tôn trọng ở Việt Nam và Mỹ. Quyền này được ghi trong Hiến pháp hai nước. Tuy nhiên báo chí ở Việt Nam cũng có những quy định và cách thức hoạt động khác với Mỹ và điều này cần được chú ý. Những nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo, hãng thông tấn nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc giúp một tuỳ viên báo chí như bà đưa ra các thông tin.

Bà Lisa chia sẻ những suy nghĩ tích cực về triển vọng của báo chí ở Việt Nam: “Cách đây vài năm thì việc một viên chức báo chí ở Đại sứ quánMỹ tới nói chuyện với sinh viên là rất khó khăn. Nhưng giờ thì có thể và tôi thấy may mắn khi có được cơ hội như thế này”. Mỹ và Việt Nam cũng đã triển khai các chương trình hợp tác truyền thông: các nhà báo Việt Nam sang Mỹ tác nghiệp và học hỏi phương pháp, kinh nghiệm tác nghiệp của các đồng nghiệp Mỹ. Tương lai của sự hợp tác này là rất tốt đẹp.

Bài nói chuyện của bà Lisa nhận được sự quan tâm của sinh viên ngành Báo chí và Truyền thông. Sinh viên cũng đặt ra nhiều câu hỏi với diễn giả xoay quanh các nội dung: làm thế nào để phát triển được những kỹ năng thu thập thông tin xác thực, giới hạn của các hoạt động hỗ trợ nhà báo, những thách thức gặp phải liên quan đến khác biệt văn hóa trong công việc của một tuỳ viên báo chí Mỹ…?

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây