Ngôn ngữ
PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc buổi tọa đàm
Tham dự buổi tọa đàm còn có PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Nhà trường, cùng các thầy cô, giảng viên, sinh viên học viên quan tâm đến chủ đề này.
Nội dung bài thuyết trình của GS. Marie Gottschalk tập trung vào 3 chủ đề chính: Những nguyên nhân tại sao có hiện trạng tranh cử như hiện nay, giữa tỷ phú Donald Trump và ngoại trưởng Hillary Clinton; Tám biểu hiện đến với hành trình tranh cử ứng viên tổng thổng và Kịch bản nào sẽ diễn ra với nước Mỹ.
GS. Marie Gottschalk cho rằng, khi nghĩ đến tổng thống Hoa Kỳ, người ta thường nghĩ đến tính cách đặc biệt của họ. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thông qua truyền thông, họ có thể tự kết nối, quảng bá bản thân. Ngoài ra còn có thể khai thác công cụ mạng xã hội để tìm đến và tác động tới công chúng, xã hội, điều này đã làm cho người dân quan tâm đến Tổng thống nhiều hơn là Quốc hội.
"Với công chúng, tổng thống qua các phương tiện truyền thông như những đấng cứu thế, có thể giải quyết được bất cứ việc gì. Nó sẽ dẫn tới một kịch bản: khi quyền năng tập trung vào một người, trách nhiệm tập thể sẽ giảm đi." GS. Marie Gottschalk nói.
Khía cạnh tiêu cực của vấn đề này là tổng thổng sẽ yếu về mặt nền tảng, có thể bị cô lập trong các sự kiện lớn, không thể huy động tập thể mà chỉ có thể trông chờ vào nhóm nhỏ của mình. GS. Marie Gottschalk nhấn mạnh thêm: "Khi tổng thống xây dựng hình ảnh sẽ làm cho tổng thống dễ bị tổn thương".
GS. Marie Gottschalk, Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, chia sẻ quan điểm của mình tại buổi tọa đàm
Về khía cạnh chính trị, các đảng phái giữ vai trò rất quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc tranh cử. GS. Marie Gottschalk đưa ra minh chứng về hoạt động gây quỹ cho tranh cử. Nguồn kinh phí sẽ tiêu tốn rất nhiều cho các hoạt động quảng cáo, thăm dò công chúng, tuyển bộ người cho đảng và các hoạt động tổ chức tranh cử. Do đó các đảng phái chính trị phải đi nhiều nơi để tìm kiếm nguồn tài trợ.
Nước Mỹ 10 năm tổng điều tra dân số lại một lần, việc điều tra này sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ lại các "hạt bầu cử" theo các bang. Thường bang nào có dân số lớn sẽ có hạt bầu cử lớn và việc chiến thắng ở các bang sẽ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến thắng lợi khi tranh cử.
Ngoài ra GS. Marie Gottschalk cũng đưa ra những quan điểm luận giải về tình trạng phân cực đậm nét trong chính trị Hoa Kỳ; sự ảnh hưởng của cơ cấu lưỡng viện Hoa Kỳ; vai trò tài chính; vấn đề gia đình trị...
GS. Marie Gottschalk so sánh với ví dụ thực tế "Cuộc tranh cử chính trị tại Mỹ như một cuộc đua ngựa, kết quả cuối cùng sẽ có người thắng, kẻ thua".
"Kết lại những luận điểm về cuộc đua chính trị, bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có điểm tương đồng như quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam, trong đó ứng cử viên Hillary Clinton như "một người bệnh", còn Donald Trump như "một chiếc xe tải". Cuối cùng khi tham gia giao thông, người ta có thể tránh khỏi chiếc xe tải hay không thì bản thân của họ vẫn đang tồn tại mầm bệnh", GS. Marie Gottschalk nói.
Trao đổi về nội dung ứng cử viên tổng thống nào trong tương lai sẽ có sự ảnh hưởng tích cực đến tình hình biển Đông và khu vực ASEAN, GS. Marie Gottschalk đưa ra nhận định khả quan hơn về ứng cử viên Hillary Clinton, nhưng GS. Marie Gottschalk cũng chia sẻ thêm về nhân vật này, bởi bà Clinton lại chính là người bỏ phiếu ủng hộ cho các cuộc chiến của Mỹ tại Irap, Syria, Lybia,...
GS. Marie Gottschalk chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ giảng viên và sinh viên game đánh chắn online đổi thưởng .
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn