Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

"Nhiệt" cho học kì hè

Thứ hai - 20/07/2015 23:41
Biển xanh nắng vàng, những khu du lịch nghỉ dưỡng hay đơn giản là về với gia đình là sự lựa chọn của nhiều sinh viên Nhân Văn trong kì nghỉ hè này. Thế nhưng vẫn có tới hơn 1000 sinh viên chọn giảng đường để tiếp tục được học tập thay cho một kì nghỉ. Và quả thực học kì hè 2015 ở Nhân Văn đang “thừa nhiệt”
"Nhiệt" cho học kì hè

Tại sao “học kì hè”?

Việc Ban Giám hiệu nhà trường mở ra học kì hè chính là trao cho sinh viên nhiều cơ hội hơn nữa để có thể hoàn thành sớm và tốt nhất khóa học của mình.

Rất nhiều bạn sinh viên đã nắm bắt được cơ hội ấy và đánh đổi khoảng thời gian vui chơi của mình để ở lại với trường lớp, với thầy cô. Bạn Trung (K56 Du lịch học) chia sẻ lí do học hè: “Mình năm cuối mà vẫn chưa qua được chuẩn đầu ra ngoại ngữ nên mình tận dụng kì học hè này để mong mình có thể ra trường vào đầu tháng 9 tới. Tuy nhiên, chọn học hè đồng nghĩa với việc phải gác lại mọi công việc, mọi dự định để sắp xếp thời gian đến lớp, ôn bài và làm bài tập, rồi còn chuẩn bị thi”.

Với các bạn K57, K58 chưa còn chịu áp lực để tốt nghiệp thì lí do các bạn chọn học hè bởi: “Học kì hè cho mình có thời gian thoải mái hơn, mình học trước, học cải thiện điểm một số môn chung để giảm gánh nặng cho hai học kì chính.” bạn Hồng (K58 Việt Nam học) cho biết. Hay như Bạn Tuyết (K58 Lưu trữ học) tâm sự: “Nhà mình ở xa nên hè này cũng muốn ở lại Hà Nội, vừa sắp xếp việc học hè lại vừa có thể đi làm thêm được”.

Một giờ lên lớp môn Chủ Nghĩa Mác – Lênin II

Học kì hè: Nóng, đông và áp lực

Đó là những khó khăn mà cả thầy và trò đang phải đối mặt và vượt qua trong học kì hè này. Thầy Tiến (Lớp Cơ sở văn hóa Việt Nam – Khoa lịch sử), theo dõi giờ giảng bài quên cả ra chơi, thầy lên lớp đầy nhiệt tình, hăng hái với bài giảng, với sinh viên. Khi được hỏi về những khó khăn thầy chỉ phàn nàn đúng một điều: “Thời tiết nóng nực, bật quạt cũng không hết nóng. Đó là cái hạn chế không thể tránh khỏi trong học kì hè.” Thời gian học hè được tổ chức từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 rơi đúng vào thời điểm nắng nóng gay gắt ở Hà Nội, nhất là trong hè này, nền nhiệt Hà Nội trong những đợt nắng nóng kéo dài liên tục lên đến 38 – 39 độ C. Đây quả là một thử thách cho cả thầy lẫn trò trong giảng đường.

Còn cô Hương (Lớp Tiếng anh B1 – Khoa Tiếng anh) thì lại bất ngờ với số lượng sinh viên trong lớp bởi với cô đây là kì dạy hè đầu tiên: “Cô thấy hơi bất ngờ vì số lượng sinh viên, cô thì đang nghĩ là sinh viên đang đi chơi chứ chưa muốn đến lớp sớm như vậy. Nhưng khi vào lớp thấy lớp tiếng anh nào cũng gần như “full” số lượng (20 – 30 sinh viên/lớp)”.

Với số lượng sinh viên lớn, thời gian học lại chỉ có 7 tuần mà lượng kiến thức, bài vở vẫn cần đảm bảo đủ chương trình do đó đã gây cho người học rất nhiều áp lực. Thời gian học mỗi buổi bị kéo dài, tăng tiết cộng hưởng thời tiết oi bức dễ tạo ra sự mệt mỏi, không khí lớp học chùng xuống, bạn Dương (K58 Văn học CLC) cho hay: “Thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nhưng nóng bức còn làm lớp học uể oải, hiệu quả tiếp thu trên lớp giảm. Cùng với đó là áp lực bài vở, các kì thi đến dồn dập khiến học kì hè này đã nóng lại càng thêm “nhiệt”.

Cách “hạ nhiệt” của thầy cô ngoài một sự nhiệt tình, dí dỏm để thu hút sinh viên chú ý thì thầy cô còn tạo ra rất nhiều hoạt động phong phú như thảo luận nhóm, hay cho sinh viên chơi các trò chơi liên quan đến bài học, xem các đoạn video, hình ảnh…Thế nên, dạo quanh một vòng các lớp học hè, chúng ta sẽ nghe được tiếng cười vang ra từ các lớp tiếng anh ở nhà C, thậm chí là được nghe hát từ “dàn đồng ca mùa hạ” của lớp tâm lí học phòng G103.

Sự tận tình của các thầy cô

Học kì hè “Đề dễ, điểm cao”

Đó là điều mà rất nhiều các bạn sinh viên khi tham gia học kì hè được nghe đồn hay rỉ tai nhau từ các anh chị khóa trên. Lí giải của thầy Đinh Quang Hùng – Phòng Đào Tạo: “Vẫn bài giảng đó, vẫn những thầy cô đó, vẫn giáo trình, bài giảng, vẫn yêu cầu kiểm tra đánh giá như học kỳ chính, nên không thể có chuyện “điểm chấm dễ hơn, cao hơn”. Các bạn cầnđánh giá một cách khách quan hơn”. Thầy Tiến bổ sung: “Chúng tôi vẫn dạy đúng chương trình, bộ đề chọn ra từ ngân hàng đề thi, chấm theo đáp án chuẩn nên không thể có ưu ái trong học kì hè so với học kì chính”.

Đó chính là lời khẳng định và cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn sinh viên còn mong muốn lợi dụng ảo tưởng về điểm số cao khi đăng kí học hè. Muốn điểm cao các bạn vẫn phải cố gắng hết mình cho cả 7 tuần học.

 Giờ thảo luận của K57 – Công tác xã hội

Hè này K59 “thiệt thòi”

Năm nay, K59 bắt đầu học chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh (QPAN) tập trung tại cơ sở Hòa Lạc trong một tháng. Thời gian đó lại trùng với thời gian diễn ra học kì hè (2/8 – 28/8). Thế nên, K59 không thể đăng kí học trong hè này, như vậy đồng nghĩa với việc K59 mất đi một cơ hội cải thiện hay học trước chương trình. Nhưng thầy Hùng đã an ủi: “Vẫn có tiếc nuối cho K59 nhưng không học hè này thì vẫn có cơ hội với những hè sau. Mặt khác, sinh viên chưa muốn học QPAN năm nay vẫn có thể đăng kí ở những kì sau nếu muốn. Các quyền lợi và lợiích xét về phía người học vẫn được đảm bảo”.

Tạm kết

Chọn học kì hè, là các bạn đang sở hữu một cơ hội được đi trước tiến trình hay làm đẹp điểm số, song cũng đi liền với đó là hi sinh thời gian nghỉ ngơi để chọn lấy nóng nực thời tiết, áp lực bài vở và thời gian gấp rút. Nhưng việc tận dụng và sắp xếp thời gian khoa học thì vẫn có thể đem lại hiệu quả cao cho sinh viên. Áp lực của thời gian cộng với sự nhiệt tình của thầy cô cũng sẽ là động lực để sinh viên vượt qua những cản trở lớn trong học kì hè.

Học kỳ hè (hay còn gọi là kỳ phụ) đã được Ban Giám hiệu đồng ý cho tổ chức ngay từ những năm đầu tiên của đào tạo theo tín chỉ. Các môn tổ chức học kỳ hè được tổ chức theo tiến trình 7 tuần. Thời gian học từ đầu tháng 7 cho đến cuối tháng 8. Trung bình mỗi kỳ hè, tính cả các môn Thực tập, Nhà trường tổ chức khoảng 40 lớp môn học. Số lượt sinh viên kỳ hè đăng ký khoảng hơn 1000 lượt sinh viên.

Tác giả: Thanh Tùng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây