Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Nguyễn Ái Quốc với báo Thanh niên và báo Việt Nam độc lập

Thứ tư - 19/06/2013 16:43

Trong tiến trình phát triển nền báo chí cách mạng, những bài học quý giá về làm báo của Hồ Chủ tịch vẫn còn nguyên giá trị cho thế hệ những người làm báo hôm nay và mai sau…

Trong lĩnh vực hoạt động báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam – một nền báo chí được coi là nền báo chí của tương lai, trong hoàn cảnh báo chí nước ta trước năm 1945 sinh hoạt trong môi trường thuộc địa. Người cũng là nhà báo cách mạng đầu tiên, hoạt động báo chí của Người không chỉ bắt đầu từ khi khai sinh báo chí cách mạng bởi tờ Thanh niên (1925), mà trước đó khi còn ở Pháp, Người đã viết cho tờ Le Paria, Humanité… với tư cách là người cộng sản của Quốc tế Cộng sản. Người không chỉ là một nhà báo xuất sắc với một phong cách chính luận mang tính chiến đấu cao và nhiều màu sắc uyển chuyển, phong phú hiện thực và chiều sâu văn hoá, mà còn là người làm báo tài ba, với một nghệ thuật tuyên truyền tài giỏi.

Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945 có hai tờ báo ra đời ở hai thời điểm khác nhau, có vai trò quan trọng cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cả hai tờ báo đều do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo. Đó là tờ Thanh niên, xuất bản 1925 và tờ Việt Nam Độc lập, xuất bản 1941. Mặc dù hai tờ này ra đời cách xa nhau gần 16 năm nhưng lại có nhiều điểm trùng hợp khá thú vị.

Tờ báo Thanh niên – khởi nguồn báo chí cách mạng…

Trong những năm 20 đầu thế kỉ XX, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đối với nước ta trên quy mô lớn và đi vào chiều sâu đã làm cho xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc. Nhiều giai cấp hình thành và phát triển, có mâu thuẫn ở mức độ khác nhau về quyền lợi chính trị và kinh tế, trong đó giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề nhất, tuy nhiên lại là giai cấp phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Họ không chỉ nhận rõ bản chất thâm độc của tư bản Pháp mà họ còn ý thức được vai trò của mình đối với dân tộc, đất nước. Nhiều thanh niên yêu nước vượt biên giới đến Quảng Châu, Trung Quốc để đón luồng tư tưởng mới tham gia cách mạng thế giới. Một số thanh niên trẻ tuổi như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong… đứng ra thành lập nhóm Tâm Tâm xã với mục đích “hợp sức mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, đem lại cho mọi người cái nhân quyền bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân”. Tiếng bom Sa Điện của thanh niên Phạm Hồng Thái nhằm vào tên Méc-lanh, Toàn quyền Đông Dương gian ác như báo hiệu bước vào một giai đoạn đấu tranh mới.

Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang ở Liên Xô. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản liền cử Người về cơ sở cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chỉ đạo. Tháng 6/1925, Người lựa chọn một nhóm chiến sĩ trẻ tuổi trong tổ chức Tâm Tâm xã để thành lập một đoàn thể cách mạng có xu hướng mác-xít. Đó là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội xuất bản tờ báo Thanh niên, làm cơ quan tuyên truyền đường lối, mục đích và chương trình hành động của Hội. Ngày 21/6/1925, số 1 báo Thanh niên ra đời, và ngày này được coi là ngày khai sinh ra báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ Thanh niên là tờ báo cách mạng đầu tiên bởi nó là tiếng nói của một tổ chức cách mạng vô sản, do một chiến sĩ cộng sản của giai cấp vô sản sáng lập, và một điều quan trọng nữa là báo chí cách mạng Việt Nam bắt đầu hoạt động theo quan điểm hoạt động báo chí của Lênin: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể”.

Trong thời kì đầu ra báo, Nguyễn Ái Quốc kiêm Tổng biên tập báo, trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp viết những bài quan trọng, ngoài ra còn sửa bài, vẽ tranh minh hoạ. Nội dung chủ yếu của tờ Thanh niên tập trung vào một số điểm cơ bản: “Khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước của nhân dân; học tập lịch sử trong nước và trên thế giới làm thế nào để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi triệt để; tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tập hợp lực lượng và xây dựng tổ chức để đi đến thành lập một chính đảng có đủ sức mạnh để lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng”, và 5 năm sau (1930) điều đó đã trở thành hiện thực.

Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, báo Thanh niên đã giới thiệu cho nhân dân ta một con đường cách mạng, một phương pháp làm cách mạng và một kiểu con người cách mạng mới. Tờ báo trang bị cho chúng ta một tư duy triết học mới. Một thế giới quan, nhân sinh quan mới bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Tờ báo đã tích cực tuyên truyền một con đường cách mạng mới, đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

… đến báo Việt Nam Độc lập – “biết các việc, biết đoàn kết đặng đánh Tây, đánh Nhật”

16 năm sau, sau khi thực dân Pháp bị thua trận và thất thủ ở chính quốc, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương cùng với Pháp bóc lột nhân dân ta tới tận xương tuỷ. Lúc này Nguyễn Ái Quốc đang ở Hoa Nam (Trung Quốc) đang tìm bắt liên lạc với Trung ương Đảng chuẩn bị điều kiện về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Người cùng với một số đảng viên bí mật trở về Tổ quốc thân yêu đang ngày đêm chảy máu trước sự giày xéo của bọn đế quốc phát xít sài lang.

Cũng phải nói thêm rằng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, bối cảnh chính trị – xã hội nước ta vô cùng phức tạp, nhiều khuynh hướng chính trị sinh hoạt tư tưởng – văn hoá khác nhau. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn nhìn thấy con đường đi của cách mạng Việt Nam trong màn đêm đen tối – một con đường đầy thách thức và thời cơ. Con đường cách mạng đó đã được Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939), lần thứ 7 (tháng 11/1940) đề ra và đã được khẳng định trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, và đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng là phải chuẩn bị để lãnh đạo cuộc “võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Người đã sáng kiến thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh và dự liệu kế hoạch khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Hơn hai tháng sau, ngày 1/8/1941, Người sáng lập tờ báo Việt Nam Độc lập, làm cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Tôn chỉ mục đích của báo được nói rõ trong số đầu: “Cốt làm cho nhân dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật cho Việt Nam độc lập, tự do”.

Cũng như tờ Thanh niên, trong hơn ba mươi số đầu của báo Việt Nam Độc lập do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và viết bài, biên tập, vẽ tranh minh hoạ.

Các bài viết trên báo Việt Nam độc lập dù thể hiện ở dạng nào cũng nhằm mục đích kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc, ra sức củng cố xây dựng lực lượng vũ trang cho Mặt trận Việt Minh. Báo chú trọng tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, vạch trần mọi âm mưu tàn bạo của chúng, khơi sâu lòng căm thù giặc của nhân dân, nêu những tấm gương, bài học về tình đoàn kết, đồng lòng, đồng sức làm việc lớn. Báo còn hướng dẫn cách thức tổ chức, phương hướng hoạt động của các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh, theo mục đích đường lối mà Đảng đã đề ra.

Nghệ thuật tuyên truyền

Như trên đã trình bày, hai tờ báo ra đời ở hai thời điểm vô cùng quan trọng của cách mạng Việt Nam đều do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, trực tiếp chỉ đạo và trực tiếp làm trong giai đoạn đầu. Hai tờ báo đều xuất bản bí mật, viết bằng bút thép, in thô sơ. Hơn thế nữa, nghệ thuật tuyên truyền của hai tờ báo đều mang đậm phong cách của Người.

Trước hết, nghệ thuật tuyên truyền được thể hiện rõ ở phong cách ngôn ngữ. Đó là cách viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu đậm đà tính dân tộc nhưng rất hiện đại, có sức cảm hoá, thuyết phục đối với người đọc, nhất là quần chúng cách mạng. Người thường sử dụng những con số, sự việc cụ thể để minh chứng, từ đó khái quát vấn đề cho nên bài viết không những mang tính lí luận, chính trị cao mà còn có giá trị xác thực của thông tin. Tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân Pháp, trên báo Thanh niên Người viết: “Năm 1925, Tây nó chở mất của ta 1.319.648.916 kg gạo, chỉ tiền thuê xuất cảng đã đến 4.609.933 đồng 84 xu”. Người kêu gọi: “Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình, người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt mình đi.” Tố cáo Nhật và kêu gọi đồng bào đoàn kết, báo Việt Nam Độc lập viết: “Đồng bào ta đã bị Pháp bóc lột chẳng kém gì Nhật bóc lột dân Cao Li. Nay lại bị Nhật bóc lột nữa. Một cổ hai tròng sống làm sao được? Muốn sống thì phải mau mau đoàn kết lại đánh đuổi Pháp Nhật giành lấy quyền độc lập tự do”. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối chủ trương của giai cấp vô sản làm cách mạng được báo Thanh niên giải thích cặn kẽ: “Làm cách mạng là biến đổi từ cái xấu thành cái tốt, là tổng hợp những hành động nhờ đó mà một dân tộc bị áp bức trở nên mạnh. Cách mạng phải trải qua hai thời kì, huỷ diệt và xây dựng”.

Nghệ thuật tuyên truyền còn được thể hiện ở chỗ hai tờ báo này đã sử dụng nhiều thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, bình luận, xã luận các vấn đề trong nước và quốc tế. Đặc biệt đã sử dụng nhiều hình thức để chuyển tải nội dung tuyên truyền có hiệu quả cao như văn vần, thơ ca, các tranh vẽ minh hoạ. Điều này được thể hiện sinh động trên báo Việt Nam độc lập. Trên mỗi số báo thường có hai câu văn vần làm tiêu đề cho nội dung tuyên truyền của số báo, như số đầu tiên, số 101 là: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng; hoặc số 105: Việt Minh là gốc phong trào, Muốn được giải phóng phải vào Việt Minh. … Vẽ tranh minh hoạ cũng là cách mà hai tờ báo này thường sử dụng. Trên báo Thanh niên, Người vẽ bức tranh đả kích những thoả hiệp với Pháp trong chính sách Quốc gia cải lương. Bức tranh vẽ hai người: một người Pháp cầm gậy đánh người Việt Nam khăn xếp áo dài, một tay gãi tai, một tay đưa ra một mảnh giấy có ghi mấy chữ Hán “Pháp Việt đề huề”. Báo Việt Nam Độc lập, trong mục “Vườn văn” có tranh minh hoạ “hòn đá to”, “Ai cũng đọc báo Việt Nam độc lập”… hoặc thể hiện bằng các bài thơ dài như: “Dân cày”, “Ca binh lính”, “Con cáo và tổ ong”… để kêu gọi mọi người hợp sức, hợp lòng làm cách mạng.

Gần 90 năm qua, những đóng góp của hai tờ báo Thanh niên và Việt Nam độc lập đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã được ghi danh vào lịch sử. Trong tiến trình phát triển nền báo chí cách mạng, những bài học quý giá về làm báo của Hồ Chủ tịch vẫn còn nguyên giá trị cho thế hệ những người làm báo hôm nay và mai sau.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây