Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn - tiếp cận từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn

Chủ nhật - 14/06/2015 13:02
Đó là chủ đề chính của Hội nghị nghiên cứu khoa học cán bộ trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN tổ chức vào ngày 12/6/2015. Chủ đề nghiên cứu khoa học năm nay mang yếu tố liên ngành và thu hút đông đảo tham luận của các nhà nghiên cứu trẻ, các học viên và nghiên cứu sinh của Nhà trường.
Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn - tiếp cận từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn
Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn - tiếp cận từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn

TS. Đỗ Thị Thùy Lan, Khoa Lịch sử đang thuyết trình tham luận "Phố Hiến trong hệ thống sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII: Tư liệu và nhận thức mới"

Tham dự hội nghị có TS. Nghiêm Xuân Huy, Phó Trưởng ban khoa học công nghệ ĐHQGHN; đồng chí Hoàng Đình Lương, Phó Bí thư Đoàn ĐHQGHN; PGS.TS Phạm Quanh Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV cùng đông đảo các giảng viên trẻ, học viên cao học và NCS nhà trường.

Mục đích của hội thảo là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ, học viên cao học, nghiên cứu sinh Nhà trường; Nâng cao kiến thức đã học, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra; Tạo nền tảng chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu cho quá trình học tập và nghiên cứu (luận văn, luận án); Nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học tiềm năng; Tạo được không khí học thuật trong đội ngũ cán bộ trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh, hướng đến góp phần xây dựng đại học nghiên cứu.

Hội thảo thu hút 102 báo cáo của cán bộ trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Nhà trường đăng ký tham gia. Các bài viết tập trung vào các vấn đề ứng dụng lý thuyết, phương pháp và khai thác thực tiễn trong nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các bài viết tham gia Hội nghị là những bài viết, nghiên cứu mới-chưa được công bố tại các hội thảo, tạp chí, sách chuyên khảo nào, gắn liền với luận văn, luận án, và các nghiên cứu chuyên môn của cán bộ trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Hội thảo chia làm 3 tiểu ban, tiểu ban 1 do GS Vũ Dương Ninh và PGS.TS Hoàng Anh Tuấn chủ trì. Một số đề tài chính như: Phố hiến trong hệ thống sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII: Tư liệu và nhận thức mới; Những chuyển biến về địa vị người phụ nữ Trung Hoa trong gia đình thời cận đại (tiếp cận từ góc độ lịch sử - pháp luật); Chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama từ góc nhìn lý thuyết...

Tiểu ban 2 do GS.TS Trần Ngọc Vương và TS Phạm Xuân Thạch chủ trì. Tiểu ban tập trung các báo cáo liên ngành thuộc về ngôn ngữ, văn học, báo chí, lưu trữ học, du lịch học. Một số đề tài thu hút sự tham gia thảo luận sôi nổi của các vị đại biểu như: Tiếp cận lý thuyết "không gian công" trên báo điện tử; Từ nhận thức luận đến bản thể luận - những tra vấn triết học trong phim của Apichatpong (qua hai phim Sydromes và Uncles Boonmee);...

Tiểu ban 3 do PGS.TS Vũ Cao Đàm và TS Đào Thanh Trường chủ trì. Tiểu ban tập trung các báo cáo liên ngành thuộc các lĩnh vực xã hội học, khoa học quản lý, thông tin thư viện như: Động cơ khởi nghiệp của doanh nhân phật tử Việt Nam; Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục đại học - hướng nghiên cứu liên ngành đang phát triển ở Việt Nam; Sinh kế của người dân nhập cư dưới góc nhìn của lý thuyết vốn xã hội...

Một số hình ảnh khác của hội nghị:

NCS. Phan Văn Kiền, Khoa BC&TT với tham luận "Tiếp cận lý thuyết không gian công trên báo điện tử"

GS.TS Trần Ngọc Vương (Chủ trì tiểu ban 2) đang góp ý và đặt câu hỏi cho báo cáo viên

NCS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Khoa Khoa học Chính trị đang trình bày tham luận "Sự hình thành không gian công ở Việt Nam trước năm 1945: nghiên cứu dưới góc độ báo chí học, chính trị học và lịch sử"

Toàn cảnh phần thuyết trình tại tiểu ban 3, hội trường tầng 2 nhà H.

Tác giả: Hoài An, video: Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây