Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Mối liên kết giữa dịch chuyển và du lịch: Tạo sự bền vững xã hội”

Thứ sáu - 21/09/2018 05:18
Hội thảo do Đại học Bournemouth (Anh quốc) phối hợp với game đánh chắn online đổi thưởng tổ chức trong hai ngày 20&21/9/2018. Đại diện lãnh đạo Trường ĐHKHXH&NV, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng) và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng) tham dự hội thảo.
“Mối liên kết giữa dịch chuyển và du lịch: Tạo sự bền vững xã hội”
“Mối liên kết giữa dịch chuyển và du lịch: Tạo sự bền vững xã hội”

Hội thảo có sự góp mặt của hơn 30 học giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Bỉ, Hàn Quốc, Macao, Đài Loan, Philipin, Brazil, …. Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của các diễn giả danh tiếng hàng đầu thế giới về lĩnh vực học thuật du lịch như: GS. Sabine Marschall (Đại học KwwaZulu-Natal, Nam Phi), GS. Michael Hitchcock (Đại học Lodon, Anh quốc), GS. Noel B. Salazar (Đại học Leuven, Bỉ), GS. Alan Lew (Đại học Northern Arizona, Hoa Kỳ). Về phía Việt Nam, Hội thảo có sự góp mặt của đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các viện nghiên cứu phát triển du lịch, các trường đào tạo về du lịch ở Việt Nam.

PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng) phát biểu chào mừng các quan khách trong nước và quốc tế

Hội thảo có 4 bài trình bày đề dẫn của 4 học giả hàng đầu.

GS. Sabine Marschall với tham luận "Liệu đó có phải là du lịch ? Tính bền vững xã hội và những ranh giới mập mờ giữa du lịch di chuyển và di cư". Bài viết làm rõ sự khác biệt giữa di chuyển, du lịch và di cư, trong đó đặc biệt đề cập đến những trường hợp người tị nạn hay bị cưỡng bức di cư. Việc công nhận nghiên cứu về các dạng du lịch bất hợp pháp này sẽ mở ra những góc nhìn mở đối với các nhà hoạch định chính sách, hướng đến mục tiêu tăng cường tính bền vững xã hội. Bài viết cũng tập trung vào vấn đề này ở các nước đang phát triển, nơi du lịch tự do không dễ dàng như các nước phát triển. Các cá nhân được định hình bởi hoàn cảnh kinh tế xã hội và chính trị khác nhau, do vậy những đối tượng này không thể được giải thích bằng những khái niệm truyền thống mà phải chú ý tới xu hướng di động trong thực tế và trong bối cảnh đặc thù của địa phương.  

GS. Noel B. Salazar trình bày về "Di cư và du lịch dịch chuyển: đã tới lúc đưa tính bền vững vào cuộc tranh luận". Tác giả đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa di cư và du lịch, trong đó du lịch thường nhấn vào sự dịch chuyển của du khách, còn di cư lại nhấn vào sự di chuyển của các lao động di cư. Tập trung vào sự di chuyển của lao động di cư trong mối liên hệ với du lịch, trong bối cảnh toàn cầu hóa và bất bình đẳng xã hội... cần phải được tính đến để tạo nên tính bền vững xã hội.

GS. Alan Lew đề dẫn về chủ đề "Sự di cư và tính bền vững xã hội: du lịch và sức hút lâu dài". Bài viết àm rõ lợi ích và tác động của cộng đồng di cư rải rác đối với sự phát triển du lịch và rộng hơn là với tính bền vững xã hội. Vì có mối dây liên hệ lịch sử và sinh học với quê nhà nên người di cư luôn muốn trở về quê hương, thúc đẩy sự phát triển du lịch thông qua kiều hối, quảng bá hình ảnh... Các hoạt động này giúp phát triển vốn xã hội, tăng tính bền vững xã hội và kết nối du lịch trong các cộng đồng nước ngoài.

GS. Michael Hitchcock trình bày về "Câu chuyện về hai thành phố du lịch và tính bền vững ở Hồng Kong và Macau". Bài viết chỉ ra những đặc điểm chung về du lịch ở hai thành phố: cả hai đều là thuộc địa và được trao trả lại cho Trung Quốc vào những năm 1990, có lượng du khách lớn và có cơ cấu tộc người là đa dạng. Tuy nhiên sự khác biệt là ở Macao, người dân địa phương nhìn chung đón nhận du khách nhiệt tình hơn. Trái lại phản ứng với du khách ở Hồng Kông bị chỉ trích nhiều đến nỗi người ta phải đặt câu hỏi về tính bền vững xã hội của du lịch nơi đây ? Sự so sánh này đưa cho các nhà nghiên cứu những gợi ý khi xem xét vấn đề bền vững xã hội trong hoạt động du lịch tại từng địa phương.

Hội thảo chia làm các phiên chính: 

  • Về vấn đề xung đột hay giao thoa giữa du khách, dân địa phương và người di trú có các tham luận về “Du lịch, kinh doanh sòng bạc và những quy định về sự di chuyển tại Macau”, “Di cư và Du lịch: liệu ta có cần một hướng tiếp cận mở rộng ?”, “Dân địa phương bị xa lánh ở Didyma: vai trò của di cư liên quan đến du lịch”, “Tác động của dân nhập cư với ngành du lịch Canada”, “Sự hội nhập văn hóa tại các khách sạn quốc tế tại Việt Nam”.
  • Về chủ đề sự di động du lịch và dịch chuyển xuyên biên giới có các tham luận về “Du lịch y tế và sự chủng tộc hóa liên ngành dọc biên giới Hoa Kỳ - Mexico”, “Thị thực của khách viếng thăm và sự di động của du khách sang phía bắc bán cầu: câu chuyện của 4 nước châu Á”, “Sự hội nhập du lịch của ASEAN: các khuyến nghị chính sách với sự phát triển bền vững”, “Tiềm năng phát triển du lịch dọc hành lang kinh tế phía nam giữa Việt Nam – Campuchia – Thái Lan”, “Sự di động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: giao điểm giữa du lịch và di cư”.
  • Về chủ đề sự phát triển cộng đồng bền vững/sức hút lâu dài của các địa chỉ du lịch, các tham luận chính gồm: “Sức hút lâu dài của các địa chỉ du lịch, trường hợp của Havana”, “Vai trò của sự phát triển du lịch miền núi trong việc trao sức mạnh cho cộng đồng, tính bền vững và giảm nghèo ở nông thôn Trung Quốc”, “Nghiên cứu trường hợp các hoạt động trải nghiệm trong nghề nông và giáo dục thực phẩm”, “Mối quan hệ giữa du lịch và chạy marathon ở Việt Nam”, “Từ các đám rước dân gian đến lễ hội văn hóa du lịch”.
  • Về chủ đề Du lịch, các nền văn hóa và các căn tính rải rác có các tham luận: “Các quan niệm về sự dịch chuyển du lịch từ góc nhìn của cộng đồng địa phương từ đảo Cook (nam Thái Bình Dương)”, “Người Scotland: các nhóm dân rải rác, tính nguyên gốc và quê hương tưởng tượng”, “Sự tăng trưởng định cư của cộng đồng Bồ Đào Nha ở Johannesburg (Nam Phi)”, “Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu và các hoạt động du lịch trẻ em tại Sapa”, “Các hoạt động du lịch của cộng đồng LGBT tại Việt Nam: một phân tích thực tiễn”, “Thay đổi trong lối sống của người dân tại các địa điểm du lịch”.
  • Về chủ đề di sản và tôn giáo trong di cư và di động du lịch, các tham luận gồm: “Người nhập cư Việt Nam ở Hoa Kỳ và tác động của họ tới hình ảnh đất nước Việt Nam”, “Vai trò của tôn giáo trong di cư và di động du lịch”, “Các nguyên tắc và sự hé lộ những di sản tiềm ẩn”, “Sự biến chuyển nhân khẩu trong các địa chỉ di sản thế giới, trường hợp khu trung tâm Hội An năm 1999-2010”, “Di cư từ nông thôn đến thành thị tới các thành phố thứ cấp cùng vai trò của du lịch hướng vào cộng đồng đối với sinh kế địa phương, nghiên cứu trường hợp tại khu hồ Hòa Bình”.

Tại Hội thảo cũng diễn ra hoạt động ra mắt cuốn sách “Tourism and Memories of Home: Migrants, Displaced People, Exiles and Diasporic Communites” (2017) của GS. Sabine Marschall (Đại học KwaZulu-Natal, Nam Phi); cuốn “Momentous Mobilities: Anthropological Musings on the Meanings of Travel” (2018) của GS. Noel Salazar (Đại học Leuven, Bỉ).

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây