Ngôn ngữ
Đông Nam Á là một trong 5 chuyên ngành đào tạo tại Khoa Đông phương học. Sau nhiều năm chuẩn bị, đội ngũ cán bộ của Khoa và Bộ môn Đông Nam Á đã hoàn thành đề xuất và xây dựng nội dung CTĐT cử nhân ngành Đông Nam Á học trình Nhà trường và ĐHQGHN phê duyệt cho mở mã ngành đào tạo mới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN) và TS. Nguyễn Kiều Oanh (Phó trưởng ban Tổ chức cán bộ ĐHQGHN)
Đại diện Khoa Đông phương học đã báo cáo tình hình chuẩn bị các điều kiện tuyển sinh và đào tạo ngành Đông Nam Á học. Theo đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo có 10 cán bộ, trong đó có 01 GS.TS, 01 PGS.TS, 07TS và 01 ThS. Ngoài ra, Khoa còn mời thêm các giảng viên đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn) và các chuyên gia từ các trường đại học ở nước ngoài.
Về học liệu, Khoa có hệ thống thư viện chung của ĐHQGHN, thư viện Khoa Đông phương học và Tủ sách Bộ môn Đông Nam Á với trên 300 cuốn sách và tài liệu tham khảo. Các tài liệu bắt buộc và tham khảo cho các học phần thuộc khối ngành, nhóm ngành và chuyên ngành đã được chuẩn bị đầy đủ trong hệ thống thư viện trên.
TS. Hồ Thị Thành (Bộ môn Đông Nam Á học, Khoa Đông phương học) trình bày báo cáo về các điều kiện chuẩn bị cho công tác tuyển sinh
Khoa Đông phương học và Bộ môn Đông Nam Á học tiếp tục mở rộng hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học trong và ngoài nước, các đại sứ quán các nước để tăng cường cơ hội trao đổi sinh viên, trao học bổng cho sinh viên, mời giảng viên tình nguyện đến dạy, phát triển khối tài liệu … cho chương trình Đông Nam Á học. Trong thời gian tới, Khoa Đông phương học có kế hoạch phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức một số cuộc hội thảo, tạo đàm hay sự kiện … để giới thiệu về ngành Đông Nam Á học rộng rãi hơn ngoài xã hội.
Đoàn cán bộ ĐHQGHN đánh giá cao công tác chuẩn bị và các điều kiện thực tế để triển khai đào tạo ngành Đông Nam Á học tại Trường và dự đoán trong thời gian tới, đây sẽ là một trong những ngành “hút” thí sinh vào ĐHQGHN. Đặc biệt, bối cảnh mở rộng hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như vị thế ngày càng nâng cao của khu vực ASEAN khiến nhu cầu việc làm cho những cử nhân ngành Đông Nam Á học ngày càng cao.
Đại diện lãnh đạo các ban chức năng của ĐHQGHN cũng bày tỏ kỳ vọng Khoa và Nhà trường sẽ đẩy mạnh kết hợp với các đối tác trong nước và quốc tế, đặc biệt là kết hợp nguồn lực với các đơn vị trong ĐHQGHN phục vụ phát triển ngành học này, tạo nên dấu ấn riêng trong đào tạo Đông Nam Á học của ĐHQGHN. Bên cạnh đó, Khoa cần xác định những định hướng nghiên cứu trọng tâm về Đông Nam Á học gắn với hoạt động đào tạo, hướng tới xây dựng nên những nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN về các lĩnh vực nghiên cứu thuộc Đông Nam Á học.
//www.2dzanga.com/d6/vi-VN/news/Gioi-thieu-nganh-dao-tao-moi-Dong-Nam-A-hoc-1-702-16846
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn