Kĩ năng trình bày báo cáo khoa học
thanhha
2013-03-26T00:02:08-04:00
2013-03-26T00:02:08-04:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/ki-nang-trinh-bay-bao-cao-khoa-hoc-6340.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 26/03/2013 00:02
Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV tổ chức buổi nói chuyện về kĩ năng trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học cho sinh viên với hai khách mời là PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng) và ThS. Phạm Ánh Sao (Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học). Các thầy cô đã đúc kết những vấn đề quan trọng nhất về mặt lí luận và cả những kinh nghiệm thực tế rất bổ ích, kèm theo những ví dụ cụ thể sinh động, nhằm giúp sinh viên nắm được các kĩ năng cần thiết trong trình bày báo cáo khoa học.
Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV tổ chức buổi nói chuyện về kĩ năng trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học cho sinh viên với hai khách mời là PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng) và ThS. Phạm Ánh Sao (Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học). Các thầy cô đã đúc kết những vấn đề quan trọng nhất về mặt lí luận và cả những kinh nghiệm thực tế rất bổ ích, kèm theo những ví dụ cụ thể sinh động, nhằm giúp sinh viên nắm được các kĩ năng cần thiết trong trình bày báo cáo khoa học.
Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng, trình bày báo cáo khoa học là một khâu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đó là khi bạn chia sẻ với tất cả mọi người những kết quả đạt được sau một thời gian làm việc nghiêm túc và nỗ lực: “Để trình bày tốt cần phải nắm được một số nguyên tắc và kĩ năng, trong đó, sự chuẩn bị tốt sẽ chiếm đến 50% thành công, việc thực hiện thuyết trình tốt và xử lí tốt các tình huống khi thuyết trình quyết định thêm 50% thành công còn lại”.
Chuẩn bị tốt là phải nắm rất chắc chủ đề mình nói, vấn đề mình đang nghiên cứu và phải cảm thấy thích thú khi được chia sẻ vấn đề đó với mọi người. Tiếp đó là lựa chọn sẽ nói cái gì, xây dựng được kịch bản trình bày với các slide trình chiếu ấn tượng. Cuối cùng là sự chuẩn bị để vượt qua những trở ngại về mặt tâm lí khi nói trước đám đông.
Cô cũng hướng dẫn các bạn sinh viên những kĩ năng cụ thể trong việc lựa chọn các nội dung sẽ nói; cách trình bày vấn đề sao cho cô đọng, rõ ý, chặt chẽ và có sự gắn kết giữa các nội dung thành phần; thể hiện giọng nói, ngôn ngữ, tác phong cử chỉ sao cho tự nhiên và thuyết phục; cách trả lời ý kiến phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân; xây dựng thái độ ứng xử đúng mực trong tương tác với những người xung quanh…
Vượt ra ngoài các yếu tố kĩ thuật thuần tuý, PGS.TS Vũ Thị Phụng cho rằng để có một công trình nghiên cứu tốt nói chung cũng như một phần trình bày hiệu quả nói riêng thì điều quan trọng là sinh viên phải say mê, hào hứng và yêu thích công việc nghiên cứu và vấn đề mình đang nghiên cứu. Tức là sinh viên phải nghiên cứu thật sự, có tâm huyết và đầu tư thời gian, công sức vào công trình của mình. Đó là yếu tố tiên quyết và căn bản cho một phần trình bày thực chất, hiệu quả, hấp dẫn và ấn tượng một cách tự nhiên.
ThS. Phạm Ánh Sao thì nhấn mạnh, báo cáo khoa học là bước chuẩn bị ban đầu quan trọng để sinh viên biết cách viết một bài báo khoa học sau này. Sinh viên cần tập trung xây dựng và làm nổi bật ý nghĩa, nội dung khoa học của báo cáo. Thầy Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học cũng chia sẻ tâm trạng thường gặp của sinh viên khi lần đầu tiên làm một báo cáo khoa học, đó là sự lo lắng, cảm thấy thiếu hụt nhiều kiến thức chuyên môn, về phương pháp luận, ngoại ngữ và các kĩ năng khác… Do đó, “bạn phải thật chủ động, kiên trì và quyết tâm để có thể không bỏ dở giữa chừng”.