Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Khoa Quốc tế học: Những năm đầu thành lập

Thứ ba - 16/11/2010 10:51
Đã 15 năm trôi qua kể từ ngày thành lập Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhân dịp kỉ niệm này, tôi muốn kể lại đôi điều về những năm đầu gian khổ đó.
Đã 15 năm trôi qua kể từ ngày thành lập Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhân dịp kỉ niệm này, tôi muốn kể lại đôi điều về những năm đầu gian khổ đó. Ngày ấy, vào năm 1993, trong không khí cả nước sôi nổi thực hiện đường lối Đổi mới, Đại học Quốc gia Hà Nội mới thành lập, các đơn vị trong trường Đại học Tổng hợp cũ đều nghĩ đến việc mở rộng và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới. Ở khoa Sử, ý tưởng về mở những ngành học mới luôn thôi thúc, năm 1993 đã tổ chức thêm 3 ngành học là Đông phương học, Quốc tế học và Du lịch học. Năm sau có thêm ngành Lưu trữ học. Chủ nhiệm Khoa Sử là GS. Vũ Minh Giang giao cho tôi – khi đó là Phó chủ nhiệm Khoa kiêm chủ nhiệm bộ môn Sử thế giới - chuẩn bị kế hoạch xây dựng ngành Quốc tế học. Ngay trong năm học 1993-1994 đã tuyển sinh khoá đầu tiên về Quốc tế học, được coi là một ngành trong khoa Sử, hoà vào hệ thống chung của nhà trường được gọi là Khoá 38 (K38) khoảng 60 sinh viên. Đến năm học tiếp theo 1994-1995, số thí sinh đông vươt trội, có tới hơn 200 người, phải chia thành hai lớp được gọi là K39A và K39B. Điều đó cho thấy việc mở ngành mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội, ngày càng muốn mở rộng cánh cửa ra thế giới bên ngoài. Lớp học phải đi thuê ở Đại học Thuỷ lợi, sau chuyển về học buổi tối ở cơ sở Thượng Đình, có lúc phải học ở nhà ăn cũ hoặc vào học ở Mễ Trì. Tháng 10 /1995, Đại học Quốc gia ra quyết định chính thức thành lập các khoa Quốc tế hoc, Đông phương học, Du lịch học và ít lâu sau là Lưu trữ học đều từ khoa Lịch sử tách ra và những chủ nhiệm khoa đầu tiên cũng là các GS, PGS của khoa Sử. Cho nên khi sinh viên K38 và K39 tốt nghiệp vào các năm 1997 và 1998 thì mặc dầu "xuất thân" từ khoa Sử nhưng được nhận ngay bằng cử nhân Quốc tế học. Và đến nay đã là K55 bậc cử nhân và K7 bậc cao học. Trong bước đi ban đầu ấy, công việc khó nhất là xác định mục tiêu và chương trình đào tạo. Câu hỏi phải trả lời là sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đi về đâu, làm được những công việc gì? Ở Việt Nam khi đó mới có Học viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện ngoại giao) đào tạo cán bộ ngoại giao. Vậy bước đi của Khoa Quốc tế học sẽ thế nào, liệu có trùng lặp không? Và do đó có cần thiết mở ngành này không? Đó là câu hỏi nhức nhối mà Khoa và Trường luôn phải trả lời các cấp quản lí của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như phải giải thích trước thắc mắc của sinh viên và trước dư luận xã hội. Xuất phát từ sứ mệnh của Đại học Quốc gia và nhiệm vụ của Trường ĐHKHXHNV là trường khoa học cơ bản nên hướng đi chủ yếu phải là xây dựng nền tảng khoa học cơ bản về nghiên cứu quốc tế. Đương nhiên việc nghiên cứu đó phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội, phải tìm được "đầu ra" cho sinh viên. Nghiên cứu chương trình của các ngành Nghiên cứu quốc tế (International Studies) của nước ngoài, chủ yếu là của Hoa Kì, vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, chương trình đào tạo của Khoa dần dần hình thành, vừa đào tạo vừa rút kinh nghiệm để bổ sung, ngày càng hoàn chỉnh. Và những khoá sinh viên đầu tiên ra trường đều có việc làm gắn liền với ngành được đào tạo hoặc gần với ngành được đào tạo. Và họ đã vận dụng được kiến thức học tập trong nhà trường cùng với những nỗ lực thích nghi với môi trường công tác cụ thể, hầu hết đã thành công. Kết quả đó đã minh chứng việc xác định hướng đi và chương trình đào tạo về cơ bản là đúng đắn, sau này được tiếp tục điều chỉnh và bổ sung cho ngày càng gắn liền hơn với nhu cầu xã hội và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Một thử thách không kém phần gay gắt trong ngày đầu mới thành lập là việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy về Quốc tế học. Đây là một ngành học hoàn toàn mới ở nước ta nên không có giảng viên nào được thực sự đào tạo từ các ngành nghiên cứu quốc tế. Cho nên, căn cứ vào các môn học trong chương trình đào tạo, lực lượng giảng viên ban đầu thường mới tốt nghiệp từ các ngành Lịch sử, Kinh tế, Ngoại ngữ …và dựa vào các cộng tác viên bên ngoài về các ngành ngoại giao, quan hệ quốc tế. Một yêu cầu cấp bách cần giải quyết là tiêu chuẩn tối thiểu của giảng viên đại học phải là người có trình độ thạc sĩ. Trước sự bức bách đó, toàn thể các cán bộ trẻ đều quyết tâm học tập cao học theo chuyên ngành của mình và nhờ vậy trong khoảng thời gian 4-5 năm, lần lượt các giảng viên đều đạt học vị thạc sĩ. Từ đó nhiều người làm nghiên cứiu sinh, đạt trình độ tiến sĩ. Và nhiều người được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài, trình độ được nâng cao rõ rệt. Sau này, thế hệ giảng viên mới có nhiều thuận lợi hơn nhờ các quỹ học bổng, được đi tu nghiệp ở nước ngoài ngay sau khi tốt nghiệp nên nền tảng kiến thức được bồi dưỡng vững chắc. Là khoa Quốc tế học, vấn đề hội nhập quốc tế cũng là một nhu cầu cấp bách. Trong thời gian đầu, chủ yếu là tìm tòi các chương trình đào tạo của nước ngoài. Nhiều giáo sư Hoa Kì rất nhiệt tình sưu tầm gửi sang cho khoa cả một hòm sách bao gồm các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mĩ và thế giới. Đó là sự trợ giúp đầu tiên để xây dựng nền tảng cơ bản cho Khoa. Sau này, các vị chủ nhiệm khoa là TS Lê Thế Quế và PGS.TS Phạm Quang Minh đã có nhiều đóng góp rất hiệu quả cho việc mở rộng mối quan hệ với bên ngoài, đặc biệt là dành được nguồn tài trợ từ Quỹ Châu Á, quỹ Ford, quỹ KAS… trong việc đào tạo cán bộ, dịch sách tham khảo, tổ chức các lớp bồi dưỡng, các cuộc hội thảo khoa học… Việc giảng viên tham dự các hoạt động khoa học ở nước ngoài cũng như đón tiếp các nhà khoa học nước ngoài đến Khoa cũng trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên, có lợi cho sự phát triển trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa. Qua vài nét sơ bộ về bước đi ban đầu ấy, có thể nói nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thành công chính là nhờ sự đồng thuận trong toàn khoa, toàn trường, phấn đấu vì mục tiêu chung trong nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước mắt còn nhiều việc phải làm như mở ngành đào tạo bậc tiến sĩ - điều mà rất nhiều cựu sinh viên mong mỏi; việc nâng cao năng lực của các bộ môn, việc xây dựng hoàn chỉnh những bộ giáo trình cơ bản và giáo trình chuyên đề,… đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn nữa, tập trung sức lực nhiều hơn nữa. Là người góp phần xây dựng Khoa Quốc tế học trong những bước đi đầu tiên, đến nay Khoa đã phát triển vững vàng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả các giảng viên và toàn thể sinh viên trong Khoa – những người đã thực sự góp phần vào sự lớn mạnh của Khoa được như hôm nay. Tôi đặc biệt bày tỏ lòng quý trọng đến Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Lê Thế Quế, một người thày mẫu mực và khiêm nhường, một chủ nhiệm khoa tận tuỵ và công tâm đã đặt những viên gạch vững chắc trên bước đường phát triển của Khoa. Tôi muốn dành sự ưu ái và tin cậy đối với PGS.TS Phạm Quang Minh – Chủ nhiệm Khoa đương nhiệm, người luôn thể hiện tính năng động, sự thông minh, tinh thần trách nhiệm và phong cách hoà đồng. Tất cả những đức tính ấy đã góp phần tạo nên hình ảnh một Khoa tươi trẻ, đoàn kết, có uy tín trong khoa học và có vị thế đối với xã hội. Cuối cùng, không thể nói hết cảm xúc của tôi trong những ngày vui kỉ niệm 15 năm thành lập Khoa Quốc tế học, song rất mong mọi người hãy nhận ở tôi – người thày giáo già đã nghỉ hưu – một tấm lòng chân thành và thân thương nhất.

Ngày 15/11/2010

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây