Ngôn ngữ
Ngài Kunino Umeda (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam)
Tham dự sự kiện có ngài Kunino Umeda (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) cùng các vị đại sứ và đại diện ngoại giao tới từ Vương quốc Bỉ, Phần Lan, Cộng hoà Liên bang Đức, New Zealand, Canada, Cộng hoà Sec, Sri Lanca, Ucraina, Xu - đăng, Indonesia.
Bảy mươi hai năm trước, hai thành phố Hiroshima và Nagashaki của Nhật Bản đã phải hứng chịu hậu quả thảm khốc từ hai quả bom nguyên tử của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai thành phố trở thành nơi chết chóc, hoang tàn. Những người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau sự kiện này tiếp tục phải chống chọi lại với những di chứng từ việc bị nhiễm xạ. Triển lãm trưng bày 36 bức ảnh về sự hủy diệt của hai vụ ném bom đối với Hiroshima và Nagasaki cùng những hình ảnh phản ánh sự hồi sinh của hai thành phố này. Trong khuôn khổ buổi lễ, Ban tổ chức còn tổ chức buổi giao lưu và đối thoại với một số nhân chứng sống của vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima.
Triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu hơn về những đau thương, mất mát của người dân trong chiến tranh, đặc biệt là những hậu quả nặng nề của vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng là lời kêu gọi cho một thế kỷ 21 hoà bình, đoàn kết và phát triển.
GS.TS Phạm Quang Minh phát biểu khai mạc triển lãm
Trong diễn văn khai mạc triển lãm, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) nhấn mạnh: hai vụ nổ bom nguyên tử tại hai thành phố của Nhật Bản không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người dân vô tội mà còn để lại di sản thảm khốc cho các thế hệ tiếp theo. Đó là nỗi đau không chỉ của người Nhật mà của toàn nhân loại yêu chuộng hòa bình. Hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, Việt Nam hiểu rõ giá trị quý báu của hòa bình và sự tàn khốc của chiến tranh vì từ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã phải trải qua ít nhất ba cuộc chiến tranh. Nhưng cũng giống như Nhật Bản, từ đống tro tàn của chiến tranh, Việt Nam đã đứng lên xây dựng lại đất nước hoà bình và giàu đẹp hơn. Những hoạt động như triển lãm lần này là lời nhắc nhở chúng ta phải cùng nhau và bằng mọi cách để thế giới này không phải chứng kiến một Hiroshima và một Nagasaki một lần nữa.
Trong phát biểu của mình, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ngài Kunio Umeda đề cập đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông cũng chia sẻ hai thông điệp mà Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản gửi đến nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm đầu năm 2017 vừa qua. Đó là sự kính trọng dành cho người dân Việt Nam khi đã trải qua thời gian chiến tranh lâu dài nhưng đã nỗ lực vươn lên dành nhiều thành tựu phát triển mới. Đó là tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân hai nước vì hoà bình và phát triển. Trong bối cảnh ấy, triển lãm về hậu quả của bom nguyên tử được tổ chức tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa, nhằm chia sẻ sự thật lịch sử cho thế hệ tương lại về hậu quả khủng khiếp của chiến tranh.
Ông Masanobu Chita (Giám đốc Bảo tàng Tưởng niệm Hoà bình Quốc gia Dành cho Nạn nhân của Vụ ném bom Nguyên tử Nagasaki)
Ông Masanobu Chita (Giám đốc Bảo tàng Tưởng niệm Hoà bình Quốc gia Dành cho Nạn nhân của Vụ ném bom Nguyên tử Nagasaki) cho biết: đây là triển lãm lần thứ 12 được Bảo tàng Tưởng niệm Hòa Bình Quốc gia Dành cho Nạn nhân của Vụ ném bom Nguyên Tử Nagasaki phổi hợp tổ chức ở nước ngoài và là triển lãm thứ hai tại một nước châu Á. Ông cảm ơn sự hợp tác của Trường ĐHKHXH&NV tham gia phối hợp tổ chức thành công sự kiện này.
Ông Morita - nhân chứng sống sót sau thảm kịch hạt nhân tại Nagasaki tại sự kiện. Năm nay ông 83 tuổi.
GS.TS Phạm Quang Minh trả lời câu hỏi của báo chí trong sự kiện
Sự kiện có sự tham dự của đại sứ và đại diện ngoại giao của nhiều nước
Ngài Kunino Umeda, GS.TS Phạm Quang Minh, ông Masanobu Chita, ông Morita cắt băng khai mạc triển lãm
GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) và GS.NGND Vũ Dương Ninh tham dự triển lãm ảnh
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn