Hợp tác biển Đông: Lịch sử và Triển vọng
admin
2012-12-19T02:42:27-05:00
2012-12-19T02:42:27-05:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/hop-tac-bien-dong-lich-su-va-trien-vong-5759.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ tư - 19/12/2012 02:42
Trong hai ngày 12 và 13/12/2012, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQHGHN), phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN TpHCM) và Học viện chính trị hành chính khu vực III đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Hợp tác Biển Đông lịch sử và Triển vọng.
Tham dự hội thảo có sự góp mặt của đại diện các nhà khoa học đến từ ba miền với tổng cộng 55 báo cáo. Hội thảo được chia làm hai tiểu ban.
Tiểu ban 1: Hợp tác Biển Đông: Những vấn đề lịch sử
Trước hết, các tư liệu lịch sử đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số 56 bản đồ từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, do người Phương Tây ghi chép, đều thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời những bản đồ này cũng chỉ ra, đảo xa nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Những ghi chép trong bản đồ của người Phương Tây cũng trùng khít với mục địa lí chí khảo cứu trong chính sử của đế chế Trung Hoa từ thời Hán đến nhà Thanh.
Hai là, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định, với trên 3000km bờ biển, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển là không gian sinh tồn của người Việt Nam trong lịch sử, là một phần thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Ở Đảo Lí Sơn hiện còn miếu, mộ của những gia đình và dòng họ và những người con bám biển, bám đảo hàng nghìn năm để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các nhà nghiên cứu đề nghị cần học tập kinh nghiệm của các nhà nước trong thời đại phong kiến, sử dụng những người dân nhiều kinh nghiệm đi biển nơi đây để báo biển, bám đảo, bảo vệ biển và đảo.
Ba là, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, Trung Quốc trong lịch sử chưa từng là một cương quốc biển. Nho – Pháp, nông nghiệp là nền tảng tư tưởng và kinh tế của Trung Quốc cổ đại. Chỉ từ khi cải cách, mở cửa, Trung Quốc mới có tham vọng độc chiếm Biển Đông phục vụ lợi ích phát triển của mình.
Tiểu ban 2: Hợp tác Biển Đông: Thực trạng và triển vọng
Trong Tiểu ban này, các tham luận và ý kiến tập trung vào thảo luận các vấn đề: Sự thay đổi môi trường địa chiến lược của Biển Đông liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc; vai trò của các nước trong tranh chấp ở Biển Đông như Mĩ, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN; triển vọng giải quyết xung đột ở Biển Đông; quan điểm của Việt Nam.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng các ý kiến đều thống nhất là Việt Nam phải tăng cường hợp tác, tận dụng khả năng tư vấn, hỗ trợ tri thức, công nghệ của cộng đồng quốc tế, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế, quản lí khai thác, phát triển kinh tế bền vững, phải đẩy mạnh học thuật hoá vấn đề Biển Đông để giảm bớt căng thẳng, hiểu biết không đúng đắn và tranh thủ sự đồng tình quốc tế. Thách thức lớn nhất là sự hình thành một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vì quan điểm của các bên rất khác nhau về các vấn đề lãnh thổ, chủ quyền hoặc thể chế biển.
Trước mắt, ASEAN phải nhanh chóng thúc đẩy tiến trình hoàn thành COC và giảm căng thẳng trong quan hệ ở Biển Đông. Muốn làm được điều này cần có sự kiềm chế và hợp tác của tất cả các bên. Trước khi có một giải pháp triệt để, cần phải thực hiện những biện pháp xây dựng lòng tin như tăng cường trao đổi và thảo luận ở cấp độ phi chính thức nhằm mục tiêu giảm thiểu căng thẳng, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thiết lập đường dây nóng ở cấp độ hành động giữa hải quân và các đơn vị bảo vệ bờ biển của các quốc gia trong khu vực, thoả thuận về các thông báo tập trận ở Biển Đông và tạo điều kiện cho các hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Các quốc gia có tranh chấp phải tránh mở rộng sự chiếm đóng, mà tốt nhất là giữ nguyên trạng. Mục tiêu là tăng cường khả năng quản lí khủng hoảng và đặt nền móng cho một thoả thuận về quy tắc và quy trình giải quyết xung đột trong tương lai.
Mặc dù có các thách thức đặt ra do các yêu sách xung đột ở Biển Đông, nhưng cần thừa nhận Trung Quốc hiện là động lực chủ yếu cho sự phát triển của Đông Nam Á và ASEAN vì vậy cần tiếp tục đảm bảo hoà bình và ổn định. Với tư cách là một cường quốc trỗi dậy, có sự hiện diện trên toàn cầu ngày một gia tăng, xử lí tốt quan hệ với Trung Quốc sẽ có tác động lớn đối với các khu vực khác và trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn nữa trong hợp tác với các nước trong khu vực, nhằm hướng tới giải quyết hoà bình các xung đột.
Với tư cách là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu, Trường Đại học KHXHNV sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động giao lưu, học thuật, đào tạo và nghiên cứu, góp phần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.