Ngày 16/12/2012 Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ III đã được tổ chức tại Đại học Dân tộc Quảng Tây, thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.
Đây là hội thảo khoa học định kì 2 năm một lần do game đánh chắn online đổi thưởng
(Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Dân tộc Quảng Tây hợp tác luân phiên tổ chức.
Đoàn đại biểu của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn do PGS.TS Vũ Đức Nghiệu - Phó Hiệu trưởng thường trực - làm trưởng đoàn, có 17 thành viên, gồm nhiều giáo sư, phó giáo sư như: GS.TS Đinh Văn Đức (Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng), GS.TS Trần Trí Dõi (Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ và văn hoá các DTTS), GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, PGS.TS Đào Thanh Lan, PGS.TS Nguyễn Văn Chính, các giảng viên trẻ trong khoa Ngôn ngữ học; và đặc biệt có GS.TS Nguyễn Văn Khang (Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), PGS.TS Phạm Văn Tình (Phó TBT Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư) cùng tham gia.
Về phía Trung Quốc, ngoài các học giả, nhà nghiên cứu của Đại học Dân tộc Quảng Tây còn có những nhà nghiên cứu và học giả đến từ Đại học Quảng Tây, Đại học Sư phạm Vân Nam, Đại học Trùng Khánh, Đại học Ngoại ngữ-ngoại thương Quảng Đông ...
GS. Vũ Ba và PGS.TS Vũ Đức Nghiệu đã thay mặt lãnh đạo hai trường Đại học Dân tộc Quảng Tây và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đọc diễn văn khai mạc hội thảo.
Trong phiên toàn thể vào buổi sáng, Hội thảo đã nghe 4 báo cáo:
- Báo cáo của GS.TS Vi Thụ Quan (Đại học Dân tộc Quảng Tây): “Về cách phân loại các từ Hán Việt”
- Báo cáo của GS.TS Đinh Văn Đức (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội): “Xây dựng một khung tham chiếu cho ngữ pháp giao tiếp tiếng Việt”.
- Báo cáo của GS Phạm Hồng Quý (Đại học Dân tộc Quảng Tây): “Về những trường hợp các từ Hán Việt bị hiểu sai, viết sai”.
- Báo cáo của GS.TS Trần Trí Dõi (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội): “Ngôn ngữ và văn hoá: thử phân tích từ nguyên trong một số câu ca dao, tục ngữ tiếng Việt”.
Vào buổi chiều, ba tiểu ban đã được tổ chức theo ba chủ đề chính:
Tiểu ban 1: Những vấn đề nghiên cứu về tiếng Việt và tiếng Trung
Tiểu ban 2: Những vấn đề về giảng dạy tiếng Việt và tiếng Trung
Tiểu ban 3: Những vấn đề về văn hoá Trung Quốc, văn hoá Việt Nam và các vấn đề hữu quan.
Không khí thảo luận tại các tiểu ban rất sôi nổi và cởi mở. Các đại biểu Việt Nam đã tham gia trình bày và thảo luận ở tất cả các tiểu ban, với các đề tài khá phong phú, tập trung xung quanh những vấn đề thời sự hiện nay trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ - văn hoá Việt Nam và Trung Quốc. Hội thảo cũng đã được nghe nhiều báo cáo của các học giả Trung Quốc, đặc biệt là của nhiều nhà nghiên cứu trẻ của Trung Quốc, mà phần lớn trong số đó đã có thời gian học tiếng Việt ở Việt Nam.
Hội thảo này là một dịp nữa để các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc gặp gỡ, trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, thảo luận với các đồng nghiệp về những vấn đề khoa học thời sự. Nội dung chuyên môn khoa học và công tác tổ chức của hội thảo được chuẩn bị chu đáo nên kết quả hội thảo được các nhà khoa học nhất trí đánh giá rất cao. Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ III đã thành công tốt đẹp. Theo kế hoạch dự kiến, Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ IV sẽ được tổ chức năm 2013 tại game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.