Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế”

Thứ sáu - 25/11/2016 15:30
Ngày 25/11/2016, Khoa Quốc tế học (ĐHKHXH&NV) phối hợp Quỹ Irish Aid (Ireland) và Đại học College Cork, Ireland tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế” tại Trường ĐHKHXH&NV.
Hội thảo Khoa học quốc tế “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế”
Hội thảo Khoa học quốc tế “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế”

Tham dự hội thảo có TS. Đào Đức Huấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Trần Văn Môn, Trưởng phòng Phát triển nông thôn, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Phạm Văn Thành & Phạm Văn Ngọc, cán bộ Chương trình Tăng trưởng Toàn diện và Bình đẳng, UNDP; Ngài Meirav Eilon Shahar, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam; TS. Edward Lahiff, Giảng viên ngành Phát triển Quốc tế - Đại học College Cork, Ireland; GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV); cùng các giảng viên, học viên và sinh viên của Khoa Quốc tế học

Qua 30 năm đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã đạt được những tựu nổi bật. Khu vực nông thôn đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố…Cùng với đó là những tựu khá toàn diện trong phát triển nông nghiệp: mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, tham gia hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế. Chính sách phát triển nông thôn tiếp cận theo hướng xây dựng “nông thôn mới” được bắt đầu từ năm 2008 thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, công tác phát triển nông thôn ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế và đứng trước những khó khăn mới. Các chính sách phát huy tác dụng trong phát triển nông nghiệp của thế kỷ trước không còn phụ hợp trong bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập vào thị trường quốc tế. Nhiều chỉ số tăng trưởng đang giảm. Các nguồn lực cho việc mở rộng sản xuất như đất canh tác và các nguồn tài nguyên khác đã được sử dụng đến mức tới hạn, đồng thời, đã có nhiều dấu hiệu tiêu cực về môi trường, biến đổi khí hậu do khai thác quá mức tài nguyên và sử dụng quá nhiều các vật tự đầu vào hóa học.

Chính vì vậy, hội thảo “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế” được tổ chức để đánh giá lại những thành tựu, xác định những thách thức và tìm ra giải pháp để thúc đẩy sự phát triển nông thôn ở Việt Nam. Hội thảo cũng tạo cơ hội cho các nhà khoa học trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi những nội dung và kinh nghiệm, trình bày những kết quả nghiên cứu mới về phát triển nông thôn tại Việt Nam và trên thế giới. Hội thảo đánh giá sự hợp tác giữa Trường ĐHKHXH&NV với Đại học College Cork, Ireland để tiến tới thành lập Ngành Nghiên cứu Phát triển tại Khoa Quốc tế học của Trường.

Hội thảo đã diễn ra với 4 phiên:

Phiên 1: “Chính sách về phát triển nông thôn mới: Cơ hội và thách thức” với các tham luận: “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, “Phát triển nông thôn: Kinh nghiệm quốc tế và xu hướng hiện nay”, “Phát triển nông thôn ở Israel”, “Điều chỉnh mô hình quản lý nguồn vốn để xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới hiệu quả”, “Phát triển nhân lực thúc đẩy du lịch nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo: Nghiên cứu điểm đến du lịch Cao Phong, Hòa Bình”.

Phiên 2: “Vai trò của các tổ chức trong phát triển nông thôn mới” với các tham luận: “Vai trò của Nhà nước, người dân và cộng đồng và các tổ chức chính trị-xã hội trong xây dựng nông thôn mới”, “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong phát triển nông thôn mới tại Việt Nam”, “Hợp tác của JICA trong lĩnh vực phát triển nông thôn Việt Nam”, “Kết nối từ nông thôn đến doanh nghiệp: Nghiên cứu ngành sữa bò tại miền Bắc Việt Nam”, “Hội nông dân với công tác dạy nghề tạo việc làm cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.

Phiên 3: “Các vấn đề kinh tế-xã hội trong phát triển nông thôn mới” với các tham luận: “Phát triển nông nghiệp và an ninh trong lương thực: Các vấn đề từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển”, “UNDP Việt Nam với công tác giảm nghèo và phát triển nông thôn”, “Kinh nghiệm 25 năm triển khai chương trình hỗ trợ của ActionAid tại Việt Nam”, “Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới”, “Từ luật tục đến vận dụng chính sách trong quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của một số dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam”.

Phiên 4: “Phát triển nông thôn bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu” với các tham luận: “Phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”, “Đánh giá chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, “Lập kế hoạch phục hồi trước thảm họa: Tăng cơ hội phát triển bền vững ở khu vực nông thôn”.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây