Ngôn ngữ
Tham dự hội thảo có các nhà khoa học đến từ Việt Nam và Mỹ. Các nhà khoa học Việt Nam gồm GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN), GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN), GS.TS Đỗ Quang Hưng (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo) và PGS.TS Trần Viết Nghĩa (game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN). Có ba nhà khoa học đến từ các trường đại học của Mỹ là Alec Holcombe, Pierre Asselin và Olgar Dror.
Ngoài các nhà khoa học nêu trên, các thành viên trong ban tổ chức, tham dự hội thảo có ông Đặng Đình Quý (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc), hơn 60 nhà khoa học, phóng viên, cựu chiến binh, sinh viên... và một số phóng viên Đài truyền hình Việt Nam thường trú ở New York và Washington DC đến đưa tin về hội thảo.
Nội dung hội thảo được chia làm ba phần. Phần thứ nhất là Hồ Chí Minh với vấn đề giành chính quyền; Phần thứ hai là Hồ Chí Minh trong bối cảnh chiến tranh Lạnh (1945-1969); Phần thứ ba là Di sản Hồ Chí Minh.
Tại hội thảo, GS.TS Đỗ Quang Hưng trình bày tham luận "Hồ Chí Minh với Tin lành"; GS.TS Phạm Quang Minh trình bày báo cáo "Hồ Chí Minh trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc"; GS.TS Phạm Hồng Tung trình bày về "Di sản Hồ Chí Minh - tiếp cận đa chiều"; PGS.TS Trần Viết Nghĩa trình bày về "Hồ Chí Minh, Bảo Đại và sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam". Về phía các nhà khoa học Mỹ, GS. Alec Holcombe trình bày về tiến trình lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh; GS. Pierre Asselin trình bày về "Hồ Chí Minh trong mối quan hệ trong nước và quốc tế" và GS. Olgar Dror trình bày về di sản Hồ Chí Minh.
Sau mỗi phần thuyết trình, các đại biểu tham dự hội thảo đã có những bình luận, tranh luận và câu hỏi dành cho các báo cáo viên để làm rõ hơn, sâu hơn, khách quan hơn những nội dung mà các báo cáo viên đã trình bày.
Hội trường trường Đại học Columbia kín chỗ trong buổi gặp gỡ và thảo luận khoa học giữa các nhà khoa học Mỹ, Việt Nam - những người đều đã dành nhiều năm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế buổi hội thảo đã sôi nổi hơn cả mong đợi. Đó là ghi nhận của phóng viên thường trú đài truyền hình Việt Nam tại Mỹ.
“Global Ho Chi Minh” là hội thảo quốc tế lần thứ hai về chủ đề này được tổ chức ở một trường đại học lớn ở phương Tây. Hội thảo lần thứ nhất diễn ra vào năm 1990 tại Trường Đại học Passau (CHLB Đức) với sự tham gia của 300 học giả, đại biểu đến từ nhiều nước. Hội thảo lần này diễn ra tại Trường Đại học Columbia - một trong những trường đại học lớn nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tại hội thảo này, các nhà khoa học và các đại biểu đã cùng nhau trao đổi một cách thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần học thuật nghiêm túc và khách quan về Hồ Chí Minh, qua đó khẳng định những giá trị của Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Tác giả: Trần Viết Nghĩa. Ảnh: Columbia University.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn