Ngôn ngữ
Buổi sinh hoạt chuyên đề thu hút nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn hoá dân gian và sinh viên Trường ĐHKHXH&NV tham gia.
(Ảnh: Thanh Hà/ game đánh chắn online đổi thưởng )
Xẩm là một loại hình dân ca, một thể loại âm nhạc dân dã của miền Bắc Việt Nam, được lưu truyền phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ với những hình thức biểu diễn rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Xẩm xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở nhiều tỉnh, thành miền Bắc nhưng ở Hà Nội, Hát Xẩm trở thành nghệ thuật đường phố. Với sự sáng tạo dân gian, Hát Xẩm Hà thành tạo ra những làn điệu khác biệt như “Xẩm tàu điện”, “Xẩm chợ Đồng Xuân”…
Xẩm trong dân gian cũng được dùng để gọi những người hát xẩm, đi hát rong kiếm sống, nên hát Xẩm cũng có thể coi là một nghề. Hát Xẩm còn được sử dụng để phục vụ công tác chính trị, được “thời sự hoá” với các sáng tác như “Tiễu trừ giặc dốt”, “Xẩm địch vận”… Những bài thơ lục bát gần với ca dao dân tộc của các nhà thơ Việt Nam được các nghệ nhân Hát xẩm sử dụng làm bài hát xẩm. Hát xẩm nói chung và hát xẩm Hà thành nói riêng là một loại hình nghệ thuật dân gian có tính quần chúng cao, tính tuyền truyền cộng đồng rộng rãi và có tính giáo dục cao. Là sản phẩm của người lao động nên ca từ hết sức mộc mạc, chân thành, lời ca hát xẩm không chỉ phong phú vể thể loại như ca dao, tục ngữ, thơ lục bát, mà còn chứa đựng những triết lý sâu xa về đạo lý cuộc đời.
Tại buổi giao lưu, các bạn trẻ đã được nghe các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc trình bày nhiều làn điệu Xẩm độc đáo, được giải thích về cách sử dụng các nhạc cụ trong Hát Xẩm, ý nghĩa và vẻ đẹp ẩn chứa trong ca từ và làn điệu của Xẩm… Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chia sẻ nhiều thông tin về lịch sử phát triển cũng như ý nghĩa, giá trị của thể loại âm nhạc dân gian nay trong đời sống văn hoá dân tộc, mối liên hệ và ảnh hưởng tác động của loại hình Hát Xẩm với các loại hình âm nhạc dân gian khác…
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn