Hàn Quốc học ở Việt Nam: 20 năm giảng dạy và nghiên cứu
admin
2013-01-14T05:30:31-05:00
2013-01-14T05:30:31-05:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/han-quoc-hoc-o-viet-nam-20-nam-giang-day-va-nghien-cuu-5317.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ hai - 14/01/2013 05:30
Nhân kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, với sự tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á - ĐHQGHN, ngày 21/12/2012, Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam - 20 năm giảng dạy và nghiên cứu".
Nhân kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, với sự tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á - ĐHQGHN, ngày 21/12/2012, Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam - 20 năm giảng dạy và nghiên cứu".
Hội thảo không phân chia chi tiết ra thành nhiều tiểu ban mà chủ yếu tập trung thảo luận ở hai lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học. Tham dự hội thảo có sự góp mặt của đại diện các nhà khoa học, giảng viên của các trường Đại học, Viện nghiên cứu ở hai miền Bắc - Nam với 10 báo cáo và 10 phản biện đề cập đến toàn bộ các vấn đề về lịch sử, kinh tế xã hội, văn hoá và ngôn ngữ của Hàn Quốc. Có thể khẳng định rằng, ngành Hàn Quốc học ra đời ở Việt Nam như một nhu cầu tất yếu phản ánh sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước tính đến nay đã được hơn 20 năm. Quãng thời gian 2 thập kỉ đó tuy chưa phải là dài nếu so sánh với các ngành nghiên cứu khu vực học khác nhưng cũng đủ để nhìn nhận lại một chặng đường, đánh giá những thành tựu đạt được và những vấn đề còn vướng mắc để từ đó rút ra được kinh nghiệm, đề ra được định hướng xây dựng và phát triển một cách bền vững và có hệ thống đối với việc đào tạo và nghiên cứu trên lĩnh vực này
Trong phiên họp buổi sáng, các nhà nghiên cứu khoa học đã cùng nghe và thảo luận về các vấn đề ngôn ngữ, văn học và văn hoá Hàn Quốc với những chủ đề: Khảo sát các nghiên cứu về nội động từ và ngoại động từ tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt; Xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của từ gốc bổ trợ thời (thì) trong tiếng Hàn và đề xuất phương thức giảng dạy cho người Việt Nam; Tìm hiểu tư tưởng nhà thơ Ko Un qua tập thơ “Bài hát ngày mai”; Quá trình thích nghi với văn hoá Hàn Quốc của các cô dâu Việt Nam di trú tại Hàn Quốc và Phân tích nội dung các bài báo viết về Hàn Quốc đăng trên báo chí Việt Nam.
Ở lĩnh vực ngôn ngữ, có 2 báo cáo chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tiếng Hàn, cụ thể là động từ và đuôi từ chỉ thời thể trong tiếng Hàn với mục đích nhằm đề xuất phương thức phù hợp trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn ở Việt Nam. Xoay quanh 2 báo cáo này, hội thảo đánh giá cao kết quả nghiên cứu đạt được của tác giả nhưng cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thống nhất thuật ngữ ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn ở Việt Nam. Duy nhất có 1 báo cáo về văn học nhưng cũng đã mở ra được hướng đi mới trong giảng dạy và nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam. Xưa nay văn học Hàn Quốc mới được chú ý tới ở mảng văn học cổ, lịch sử phát triển văn học. Với việc giới thiệu và thảo luận về một tác giả của văn học hiện đại, hội thảo đi đến thống nhất là cần có sự quan tâm hơn tới lĩnh vực văn học hiện đại của Hàn Quốc, tìm ra được đặc điểm, khuynh hướng và nếu được sẽ so sánh với trường hợp của văn học Việt Nam.
Lĩnh vực văn hoá Hàn Quốc nhận được sự quan tâm của đại biểu tham dự với nội dung trình bày trong mối tương quan với Việt Nam như việc thích nghi với văn hoá Hàn Quốc của người Việt (cụ thể là cô dâu Việt) hay cách nhìn nhận của Việt Nam đối với Hàn Quốc thông qua nội dung trên báo chí Việt Nam v.v... Về lĩnh vực này đã có những thảo luận đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo là tổng hợp phân loại có tiêu chí và đi sâu vào phân tích cụ thể các vấn đề
Trong phiên họp buổi chiều, các tham luận và ý kiến tập trung vào thảo luận các vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội như: Nhìn lại cải cách và đổi mới ở Hàn Quốc và Việt Nam từ thời cận đại tới nay; Sự thăng trầm trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với cộng hoà dân chủ nhân dân triều tiên từ năm 1948 đến nay; Quan điểm chính sách của Hàn Quốc với vấn đề hiện thực hoá cộng đồng Asean (AC); Vai trò của chính phủ đối với sự phát triển kinh tế Hàn Quốc; Tìm hiểu thế hệ 386 ở Hàn Quốc.
Hai báo cáo về lịch sử có nội dung về cải cách đổi mới của Hàn Quốc từ thời cận đại và chính sách đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ 1948 đến nay. Trên cơ sở phân tích vấn đề của lịch sử, các học giả đã thảo luận, nhìn nhận về căn cứ và xu hướng phát triển trong tương lai của Hàn Quốc
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Hàn Quốc học đã tìm được một số điểm chung ở các vấn đề nghiên cứu về vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế Hàn Quốc, cũng như quan hệ quốc tế của Hàn Quốc với các nước trong khu vực. Đặc biệt đã thảo luận vấn đề cần nhấn mạnh hơn vào hướng nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với cộng đồng Asean. Trong chủ đề xã hội, có báo cáo phân tích vai trò của thế hệ sinh ra vào những năm 1960 đối với sự phát triển của xã hội Hàn Quốc, cho thấy cái nhìn mới, khá thú vị khi nghiên cứu về Hàn Quốc.
Hội thảo được đánh giá đạt chất lượng cao về chuyên môn, là một sự kiện góp phần cổ vũ khích lệ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt về lĩnh vực Hàn Quốc học trong tương lai. Kỉ yếu của hội thảo có in cả phần thảo luận sẽ là một tài liệu có giá trị để tham khảo, cho thấy phần nào kết quả trong đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra được những vấn đề trên một số lĩnh vực có thể phát triển thành hướng đi mới trong tương lai sau này.