Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Hà Nội qua hình ảnh: Hai cách nhìn tương phản – Giới thiệu ảnh và bình luận.

Thứ tư - 12/10/2016 04:42
Chiều ngày 10-10-2016, đúng 62 năm sau ngày giải phóng Thủ đô, Khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội đã tổ chức seminar khoa học với chủ đề “Hà Nội qua hình ảnh: Hai cách nhìn tương phản – Giới thiệu ảnh và bình luận.”
Hà Nội qua hình ảnh: Hai cách nhìn tương phản – Giới thiệu ảnh và bình luận.
Hà Nội qua hình ảnh: Hai cách nhìn tương phản – Giới thiệu ảnh và bình luận.

Tại seminar, các nhà khoa học, các thày cô giáo và các bạn sinh viên đã được xem hai bộ ảnh độc đáo, với hai góc nhìn khác nhau về Hà Nội, thông qua phần giới thiệu của chính tác giả của hai bộ ảnh, và phần bình luận của GS. Andrew Hardy, trưởng đại diện của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tại Việt Nam.

(Một bức ảnh trong bộ ảnh “Hà Nội một thời” của John Ramsden)

Thứ nhất là bộ ảnh “Hà Nội một thời” của Sir John Ramsden. Ông là một nhà ngoại giao kỳ cựu người Anh, từng làm việc Hà Nội từ 1980 đến 1982 với cương vị là Phó đại sứ của Đại sứ quán Anh. Trong thời gian lưu lại Việt Nam, ông đã chụp hàng ngàn bức ảnh về Hà Nội, trong những năm tháng mà không khí của thời kỳ bao cấp vẫn đang bao trùm cuộc sống của người dân. Những bức ảnh mà John chụp đã được triển lãm ở Anh và Đan Mạch với tên gọi là Hanoi: Spirit of Place (Hồn của đất). Năm 2013, bộ ảnh được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội. Bộ ảnh cũng sẽ ra mắt độc giả trong cuốn sách ảnh “Hà Nội một thời” vào ngày 11/10/2016.

Bộ ảnh thứ hai, “Hà Nội dấu yêu,” là tác phẩm của Nguyễn Hữu Bảo, một nhiếp ảnh gia người Hà Nội. Ông từng làm phóng viên ảnh của tuần báo Văn Nghệ và tạp chí Xưa – Nay. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, ông đã đi dọc dài khắp các vùng miền ở Việt Nam, và kết quả của những chuyến đi đó là rất nhiều triển lãm ảnh có tiếng vang như “Ký ức Làng”, “Ký ức Phố.” Tuy nhiên, trên tất cả, nơi mà ông dành nhiều tình yêu và tâm sức nhất vẫn là Hà Nội, và kết quả của tình yêu đó là cuốn “Hà Nội dấu yêu,” tập ảnh ký sự về đời sống con người và phong cảnh Hà Nội trong thời hiện đại. 

Mặc dù tiếp cận Hà Nội qua hai lăng kính khác nhau, ở hai giai đoạn khác nhau, nhưng cả hai bộ ảnh đều toát lên một điểm chung. Đó là vẻ đẹp xuyên thời gian của Hà Nội, từ những nét duyên dáng trong những tháng ngày gian khó của thời bao cấp, cho đến những nét tươi mới trong không khí của thời kỳ mở cửa. Quan trọng hơn, cả hai bộ ảnh đều thể hiện đậm nét những phẩm chất tiêu biểu nhất của nghiên cứu nhân học. Thứ nhất, nhân học không nghiên cứu con người và xã hội bằng cách phân tích các con số hay những lý thuyết trừu tượng, mà bằng cách hòa mình vào cuộc sống, để ghi lại những hoạt động hàng ngày của con người một cách cận cảnh, với tất cả sự chân thực và sống động của nó. Thứ hai, thay vì cố gắng đưa ra một góc nhìn duy nhất về một vấn đề, nhân học luôn tôn trọng, và luôn cố gắng mô tả một cách đầy đủ nhất, sự đa dạng trong cách thức con người sống, suy nghĩ và cảm nhận thế giới xung quanh họ.

Tác giả: Lâm Minh Châu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây