Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Giới thiệu chuyên khảo "Giáo dục giá trị của trẻ em trong gia đình"

Thứ sáu - 17/06/2016 05:17
Giá trị là những gì chúng ta cho là quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống, có khả năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, góp phần hình thành nhân cách của mỗi người. Chính vì vậy, giáo dục giá trị và định hướng giá trị cho thế hệ trẻ là một việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia.
Giới thiệu chuyên khảo
Giới thiệu chuyên khảo "Giáo dục giá trị của trẻ em trong gia đình"

Hiện nay, đã có nhiều chương trình giáo dục giá trị trong nhà trường, từ bậc mầm non đến bậc trung học, đại học, đã được đầu tư và triển khai. Tuy nhiên, giáo dục gia đình dường như vẫn diễn ra theo kinh nghiệm được truyền từ thế hệ trước đến nay, và bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi đi sâu phân tích một số vấn đề giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

Chúng ta đều biết, gia đình là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững của mỗi con người, và cũng là nơi cuối cùng chờ đón con người khi tuổi xế chiều. Với sự gắn bó thân thiết đặc biệt như vậy, nên có thể nói gia đình là môi trường thuận lợi và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của mỗi người. Ông cha ta đã có câu: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”, “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” để nói về sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái, không chỉ về ngoại hình, mà còn về tính cách. Giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội có vai trò hết sức quan trọng, nhưng vai trò của chúng chỉ được phát huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Chính vì vậy, việc tìm hiểu xem các bậc cha mẹ hiện nay muốn giáo dục con trở thành người như thế nào, hướng con cái tới đâu, bằng phương pháp nào là điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.

Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là vấn đề không mới. Dù không được gọi tên là giáo dục giá trị, nhưng trong mỗi gia đình, ông bà, cha mẹ luôn hướng dẫn, chỉ bảo con cái những điều hay lẽ phải, những điều được cho là quan trọng, đúng đắn, tốt đẹp. Những lời răn dạy, những tấm gương của cha mẹ chính là những bài học thực sự, ngấm sâu vào tâm hồn và đi theo suốt cuộc đời của mỗi người. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tinh thần ham học hỏi, chăm lao động, có hiếu, khiêm nhường, hướng về cội nguồn, … luôn được ông bà, cha mẹ vun đắp và truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập WTO (11/1/2007), vấn đề giáo dục giá trị cho trẻ em gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình chưa xác định được mục tiêu và phương pháp giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ trong bối cảnh có những biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội, dẫn đến sự biến đổi hệ giá trị.

Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục độc đoán, gia trưởng của ông bà cha mẹ và các giá trị trước đây tỏ ra không còn hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại, trong khi trẻ em lại tiếp nhận quá nhanh các giá trị mới du nhập và lan truyền chúng cho các bạn cùng tuổi. Mâu thuẫn và xung đột thế hệ gia tăng, con cái không nghe lời cha mẹ, cộng với áp lực công việc ngày càng cao khiến một bộ phận cha mẹ tỏ ra lúng túng trong việc giáo dục giá trị cho con cái, đành phó mặc trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội. Kết quả là nhiều bậc cha mẹ không kiểm soát được quá trình hình thành giá trị của con cái, không hiểu con để đến khi nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra rồi mới thấy hối tiếc.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, trong đó có thách thức về việc xác lập hệ giá trị mới, và các phương pháp giáo dục mới trong gia đình, vừa có tính kế thừa và phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại.

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ các nhà nghiên cứu và bạn đọc để cuốn sách có chất lượng tốt hơn

Hà Nội, 2016

 

Tác giả: Nhóm tác giả.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây