Đông Nam Á trong thế giới Phương Đông
admin
2010-10-26T08:35:40-04:00
2010-10-26T08:35:40-04:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/dong-nam-a-trong-the-gioi-phuong-dong-7125.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 26/10/2010 08:35
"Đông Nam Á trong thế giới Phương Đông" là chủ đề hội thảo khoa học quốc gia do Khoa Đông phương học tổ chức vào sáng nay, 26/10/2010.
"Đông Nam Á trong thế giới Phương Đông" là chủ đề hội thảo khoa học quốc gia do Khoa Đông phương học tổ chức vào sáng nay, 26/10/2010.
Tham dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Lê Đình Chỉnh - Chủ nhiệm Khoa Đông phương học, TS. Phan Thị Hồng Xuân - Chủ nhiệm Khoa Đông Nam Á học Trường Đại học Mở TPHCM, cùng các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đến từ các cơ quan, trường đại học.
8/17 báo cáo tham luận đã được trình bày tại hội thảo tập trung thảo luận về những nội dung chính liên quan đến các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore…
Trong bài báo cáo của mình, PGS.TS Lê Đình Chỉnh đã nêu bật tầm quan trọng của việc hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam - Lào từ sau đổi mới (1986) đến nay. Báo cáo khẳng định mối quan hệ hợp tác này giữa 2 nước ngày càng chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc tạo sự ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn hoà bình trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, PGS.TS Lê Đình Chỉnh cũng nêu lên thách thức ảnh hưởng tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở hai nước Việt Nam - Lào trước những diễn biến phức tạp, sự tranh chấp khu vực và quốc tế đang ngấm ngầm và công khai diễn ra dưới nhiều hình thức.
Cũng liên quan đến vấn đề an ninh, TS. Phan Thị Hồng Xuân lại nhìn nhận về vấn đề an ninh con người. Tham luận “Quá trình hoà hợp dân tộc ở Liên bang Maylaysia sau ngày độc lập (1957): Một góc nhìn về an ninh con người” của TS cho thấy mối hệ giữa các tộc người và chính sách dân tộc luôn giữ vai trò chủ chốt trong vấn đề hoà hợp, thống nhất dân tộc.
Có cùng quan điểm trên, GS.TS Mai Ngọc Chừ (Chủ nhiệm bộ môn Đông Nam Á học - Khoa Đông phương học) cho rằng vấn đề mẫu thuẫn giữa các tộc người đang trở thành vấn đề nhức nhối của không ít quốc gia trên thế giới. Tập trung làm rõ quan điểm này, GS.TS Mai Ngọc Chừ dẫn chứng cụ thể về “Vấn đề mâu thuẫn tộc người ở Malaysia”. Đó là những mâu thuẫn liên quan đến chính sách ngôn ngữ và giáo dục, những khác biệt về kinh tế, tôn giáo, vai trò của mỗi cộng đồng trong cơ quan nhà nước, từ trung ương đến các địa phương. Malaysia giải quyết thành công những mâu thuẫn này và trở thành quốc gia ổn định, hoà bình, thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Ngoài ra còn nhiều báo cáo thảo luận về các vấn đề kinh tế - văn hoá: “Các phong tục truyền thống liên quan tới việc dựng nhà sàn của người Thái ở Thái Lan” - ThS. Nguyễn Thuỳ Châu, “Điểm lại nguồn lực phát triển kinh tế Singapore từ sau khi giành độc lập tới những năm cuối thập kỉ 80” - ThS. Hồ Thị Thành. Cho đến những chính sách phát triển kinh tế, hợp tác đối ngoại cũng được đề cập cụ thể… Các báo cáo đã làm nổi bật tầm quan trọng, vai trò của từng quốc gia nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung vào sự phát triển chung của Phương Đông.
Hội thảo khoa học cũng là một trong những hoạt động chính thức của Khoa Đông Phương học nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập Khoa.