Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Điện ảnh Việt Nam 2016: Nhìn từ các kỳ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Thứ năm - 05/01/2017 04:58
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức tổ chức 4 kỳ Liên hoan phim (LHP) quốc tế. Tại kỳ đầu tiên, LHP có tên chính thức LHP quốc tế Việt Nam, với khẩu hiệu Điện ảnh châu Á – Thái Bình Dương, thống nhất và phát triển; bắt đầu từ kỳ 2, LHP mới chính thức mang tên Liên hoan phim quốc tế Hà Nội với khẩu hiệu mới Điện ảnh – Hội nhập và phát triển bền vững. 8 năm cùng 4 kỳ LHP với một nền điện ảnh chưa thể được coi là dài, nhưng cũng không còn là ngắn. Đã đến lúc cần có sự đánh giá để tìm ra đúng định hướng cho sự phát triển của nền điện ảnh nước nhà…
Điện ảnh Việt Nam 2016: Nhìn từ các kỳ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội
Điện ảnh Việt Nam 2016: Nhìn từ các kỳ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Trước tiên không thể phủ nhận, sáng kiến tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội mở ra cách đây 8 năm, và việc duy trì đều đặn hai năm một lần hoạt động hết sức quan trọng này, là một nỗ lực rất lớn của Cục Điện ảnh nói chung và các nhà hoạt động điện ảnh Việt Nam nói riêng. Không thể có một nền điện ảnh lớn, mà lại thiếu hoạt động Liên hoan phim (LHP) quốc tế, hoặc một hình thức nào tương tự như thế. Do mang đậm tính xã hội hóa, điện ảnh không thể chỉ đóng khung trong sân chơi riêng của mình; nghĩa là không thể cứ giữ mãi hiện trạng các nhà làm phim tạo ra các tác phẩm chỉ để phục vụ riêng mình, hoặc chỉ cho một nhóm khán giả ít ỏi trong nước; hoặc nữa, để cất trong kho. Với tính quốc tế và tầm bao quát rộng lớn của loại hình ngôn ngữ hình ảnh, điện ảnh rất cần được mở rộng chân trời, để học hỏi và chia sẻ lẫn nhau; để nuôi dưỡng vẻ đẹp cho tâm hồn con người; để tăng cường nhận thức cho những ai không có điều kiện bước chân ra ngoài biên giới; và hơn thế, với tính chất là một ngành công nghiệp, điện ảnh cũng cần được mua bán, trao đổi, làm giàu cho chính những người làm nghề. Dù có chút ít thay đổi về mặt câu chữ, cả 4 kỳ LHP đều nhất quán với khẩu hiệu Điện ảnh – Hội nhập và Phát triển bền vững. Từ góc độ này, liệu điện ảnh Việt Nam liệu có đạt được như kỳ vọng?

Điện ảnh – Hội nhập?

Trong cả 4 kỳ LHP (2010, 2012, 2014, 2016), dù còn không ít vấn đề (đặc biệt ở kỳ LH đầu 2010, MC không rành điện ảnh nên chỉ xướng tên diễn viên quen biết trong nước, thậm chí chỉ là “ngôi sao truyền hình” mà bỏ qua các tên tuổi lớn như Trương Gia Huy, Ngô Ngạn Tổ; hoặc MC “cướp” lời phiên dịch tiếng Anh, tự chuyển không chính xác phát biểu của ngôi sao điện ảnh nước ngoài), nhưng bỏ qua những khiếm khuyết đó, cũng có thể tạm coi là thành công bước đầu với một nền điện ảnh non trẻ. Những người tổ chức đã tạo ra được một ngày hội điện ảnh thực sự với đúng nghĩa của nó. Trong cả 4 kỳ LHP, hàng trăm bộ phim đến từ nhiều quốc gia khác nhau: kỳ đầu chỉ với 23 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng bắt đầu từ kỳ thứ hai, đặc biệt là kỳ 4, khi LHP được mở rộng sang cả khu vực Âu Mỹ, thì con số phim tham gia đã lên tới hàng trăm, và có tới trên 40 quốc gia tham dự. Hàng chục cuộc hội thảo, giao lưu tiếp xúc giữa khán giả và những người làm phim, giữa những người làm phim với nhau, giữa những người làm nghề và người quản lý, xung quanh đề tài điện ảnh (Điện ảnh và người xem, Phát triển một nền điện ảnh dân tộc, Vấn đề hợp tác làm phim, Điện ảnh trong thời kỳ phát triển mới…) đã được tổ chức, mà nhờ đó các nhà làm phim trong nước có cơ hội được học hỏi, cọ xát với những đồng nghiệp nước ngoài. Qua tiếp xúc, họ cũng biết được những sản phẩm mình làm ra đã được khán giả đón nhận như thế nào, những bộ phim làm ra thế nào thì được “yêu” và bị “ghét”. Đặc biệt, nhờ Liên hoan phim mà các nhà làm phim trong nước được “thực mục sở thị” những gương mặt sáng giá quốc tế, mà bấy lâu nay họ chỉ được nghe hoặc được nhìn thấy trên màn ảnh (“văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”).

Lế khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 4

Theo dõi cả 4 kỳ LHP, ta thấy, có mặt khá đông đảo những tên tuổi điện ảnh lớn trên thế giới. Cứ ngỡ, một nền điện ảnh nhỏ bé, ít tên tuổi như nước ta, tổ chức LHP thì không dễ tìm được sự chia sẻ, đồng tình của những nhà làm phim quốc tế. Thế nhưng, ngay từ kỳ LHP thứ nhất, đã có sự tham dự của những tên tuổi khá nổi tiếng (Marco Meuiller – giám đốc LHP Venice, Phillip Noyce – đạo diễn phim Hollywood, bà Hellen Harrington – giám đốc tổ chức các sự kiện Viện Hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ, cùng nhiều các tên tuổi khác đến từ các LHP Toronto, Berlin, Cannes, Busan, Bankok). Ở kỳ LHP gần đây nhất đầu tháng 11 năm 2016, thì cả một “dàn sao” điện ảnh Pháp gồm đạo diễn “gạo cội” Régís Wargnier và nữ diễn viên Catherine Deneuve của phim Đông Dương (từng được đề cử Oscar) cũng đến dự. Đấy là chưa  kể còn rất nhiều ngôi sao khác từ các nền điện ảnh thế giới cũng “đổ bộ” trên thảm đỏ LHP Việt Nam. Với một nền điện ảnh “nhỏ bé”, đó cũng có thể được coi là một “kỳ tích” 

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, theo chúng tôi, khái niệm “Hội nhập” không hẳn đơn giản chỉ là mời bạn bè quốc tế đưa phim của họ vào trình chiếu trong nước mình; cũng không chỉ là sự xuất hiện của các ngôi sao lớn, hoặc qua một vài cuộc hội thảo, giao lưu giữa khán giả với người làm phim trong nước và khách quốc tế. Quan trọng hơn, theo chúng tôi, qua những cuộc giao lưu tiếp xúc đó, điện ảnh Việt Nam đã được bạn bè đón nhận như thế nào, thứ bậc của phim Việt Nam được sắp đặt ra sao dưới con mắt “tinh đời” của bè bạn? Và quan trọng hơn nữa, qua những kỳ LHP này, điện ảnh Việt Nam học được những gì?; sau LHP, có bao nhiêu bộ phim Việt Nam được bán ra quốc tế, điện ảnh Việt Nam có còn giữ được sự sôi động sau những ngày LHP không? Sẽ cần bao nhiêu kỳ LHP nữa, điện ảnh Việt Nam mới nhận được các giải thưởng danh giá nhất?

Từ góc độ đó, không thể phủ nhận, nhờ LHP, điện ảnh Việt Nam đã đạt được những thăng tiến khá ấn tượng. Trước hết, từ góc độ tiếp nhận, khán giả Việt Nam đã quen dần với việc đến rạp xem phim, thay vì trước đó, họ chủ yếu chỉ xem phim qua tivi, hoặc màn hình DVD tại nhà. Khán giả, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, đã có được sự say mê và hiểu biết ít nhiều về bộ môn nghệ thuật thứ 7. Một số trong đó đã thử bắt tay làm những bộ phim ngắn đầu tiên. Một số khác đã bắt đầu có ý thức khởi nghiệp qua việc tham dự các lớp học điện ảnh chuyên nghiệp. Với người làm phim, nhờ LHP và có điều kiện tiếp xúc với những nhà làm phim quốc tế, tính chuyên nghiệp trong công việc của họ cũng đã được nâng cao dần; không khí làm phim trong nước đã mỗi ngày một sôi động hơn; đã bắt đầu xuất hiện những hợp tác làm phim giữa Việt Nam và quốc tế. Những nhà làm phim độc lập cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Đã có hoạt động Dự án phim cho các nhà làm phim trẻ. Đặc biệt, nhờ có LHP mà gần đây đã xuất hiện một hoạt động điện ảnh rất đáng khích lệ. Đó là sự kiện Gặp gỡ mùa thu hàng năm giữa các nhà làm phim trẻ trong nước với các ngôi sao điện ảnh có uy tín nước ngoài, tại thành phố Đà Nẵng (do sự nỗ lực của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di). Chúng ta hãy thử nghe lại đôi lời tâm sự của Moon So-ri, nữ đạo diễn Hàn Quốc, người vừa có phim Oasis, đoạt giải Marcello: “Khi nghe chương trình gặp gỡ mùa thu, tôi đã rất hứng thú và nhất là năm nay, lại có lớp học về diễn xuất. Tôi đã hỏi Phan Đăng Di về việc gửi hai học trò của mình tới dự án này. Ở châu Á, điện ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa ngữ là ba nền điện ảnh quyền lực nhất, nhưng với tôi cả ba nền điện ảnh này đều không thể phát triển thêm. Tôi nghĩ các nhà làm phim Hàn, Nhật hay Hoa ngữ bây giờ đã mất đi năng lượng sáng tạo hay phong cách mới. Họ trở nên thương mại hóa hơn.Khi đi các LHP quốc tế, tôi gặp gỡ rất nhiều người, trong đó có các giám tuyển và thường hỏi họ: “Nơi nào ở châu Á sẽ có nền điện ảnh bùng nổ trong thời đại này? Tại LHP Cannes vừa qua, cũng như một số sự kiện quốc tế trước đó, nhiều giám tuyển đều nói với tôi là “rất khó dự đoán nhưng sẽ là điện ảnh VN. Họ còn nói rằng các nhà làm phim Việt Nam tham dự quốc tế đều rất giàu năng lượng, có phong cách riêng và điều đó khiến tôi rất tò mò, muốn tìm hiểu về ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt Nam. Tham dự gặp gỡ mùa thu lần này là một cơ hội tốt cho tôi” (theo báo TN, 2016)

.

Lớp Đạo diễn của nhà làm phim Trần Anh Hùng tại sự kiện Gặp gỡ mùa thu

Điện ảnh - Phát triển bền vững?

Ở tiêu chí thứ hai: Điện ảnh – Phát triển bền vững, qua cả 4 kỳ LHP, thoạt tiên, nếu chỉ nhìn vào những con số và sự kiện, cũng có thể tạm coi là ổn. Quả nhiên, kể từ lần LHP 1 đến 4, trải qua 4 kỳ và 8 năm, tầm quy mô và tính chuyên nghiệp của những người tổ chức đã được nâng lên rõ rệt. Tôi vẫn nhớ, ở LHP lần đầu, chỉ mới xét từ khâu tổ chức (người dẫn chương trình, khâu phiên dịch tiếng Anh đã có chuyện), thì đến kỳ thứ 4 (tháng 11, năm 2016), công tác tổ chức đã tạm có thể coi là chuyên nghiệp. Điều băn khoăn lớn nhất vẫn là vấn đề chuyên môn. Cách đây 8 năm, ở lần LHP thứ nhất, do việc sản xuất phim trong nước còn nhiều khó khăn, số lượng phim Việt Nam tham gia chưa nhiều và cũng chưa đa dạng (khoảng trên dưới 10 phim). Ở LHP lần 2, việc bộ  phim Cát nóng của đạo diễn kì cựu Lê Hoàng được chọn chiếu trong đêm khai mạc đã khiến nhiều khán giả bỏ về giữa chừng (ấn tượng của họ về phim Việt Nam rất xấu); đến LHP lần 3, thì có vẻ như ngay chất lượng phim được chọn tham gia cũng có chuyện. Do không được chuẩn bị kỹ, chất lượng phim tham dự giải không đều, thậm chí có phim “rất tệ” (phim Indonesia). Chính những người trong cuộc đã bộc lộ không giấu giếm sự thực “chua chát” này: “Có những phim tôi không hiểu vì sao lại được chọn dự thi” (Hồng Ánh); “Tại sao có không ít phim hay đã bị bỏ sót”, “Sao nhiều phim tốt không được chọn thi” (Bùi Thạc Chuyên). Chủ tịch Hội đồng phim ngắn Lê Lâm - thành viên đến từ nền điện ảnh Pháp thì nhận xét không giấu giếm: “Phim Việt yếu cả về kỹ thuật và nội dung. Trong khi đó, có những bộ phim nước ngoài dù thời lượng rất ngắn nhưng xem xong chúng tôi thấy được tâm hồn con người đất nước đó, thấy cả một nền văn hóa và dân tộc của họ.” (TT & VH 29/11/2014). Một nhà làm phim Hàn Quốc khác thì đưa ra những ý kiến khá chân thành: “Nền điện ảnh Việt chủ yếu sản xuất phim thương mại. Nhưng các bạn cũng nên xác định về lâu dài liệu khán giả có còn muốn xem những bộ phim hài quanh đi quẩn lại vẫn là vài diễn viên đó đóng không? Tôi nghĩ trước khi muốn vươn xa hơn thì điện ảnh Việt nên phát triển trên chính thị trường trong nước, đi lên từ nội lực. Cần dấn thân, tìm ra cái gì đó khác biệt, thì mới vươn xa hơn. Tất nhiên, cũng cần có quá trình chứ không thể một đêm trở thành nền điện ảnh trong khu vực được”. (Kini Kim, phó TGĐ tập đoàn giải trí và truyền thông CJ E&M, Hàn Quốc (TTVH cuối tuần số ra ngày 25/11/2014). Quá thiên về thương mại, trong khi chưa đạt được trình độ “nghệ thuật”, sau các kỳ LHP, điện ảnh Việt Nam mới chỉ tạo ra được một “không khí ồn ào”, nghĩa là số phim sản xuất trong nước đã ngày một nhiều hơn (ở thời điểm LHP 1, trung bình hàng năm Việt Nam chỉ sản xuất trên dưới 10 phim, thì đến kỳ 4, tháng 11, năm 2016, con số ấy đã lên tới trên 40 phim (gần đây nhất là trên dưới 50 phim). Về mặt số lượng, đó là con số ấn tượng. Nhưng một bộ phim đọng lại trong lòng khan giả và thể hiện được đầy đủ bản sác Việt Nam thì hầu như vẫn còn xa vời. Điều đó càng được khẳng định, trong cả 4 kỳ LHP được tổ chức ngay trên “sân nhà”, nhưng điện ảnh Việt Nam chưa từng nhận được bất cứ một giải thưởng nào thực sự danh giá (ở đây, chúng tôi chỉ tính đến phim truyện điện ảnh, vốn được coi là hạng mục quan trọng nhất với một kỳ LHP). Chính xác, tại kỳ LHP 1, ở hạng mục này, Việt Nam chỉ nhận được giải cho diễn viên nữ chính xuất sắc nhất là Nhật Kim Anh, (trong phim Long thành cầm giả ca), không có giải cho phim; các kỳ LHP 2, 3, 4, những giải thưởng phim Việt Nam được nhận vẫn chỉ là Giải đặc biệt từ Ban giám khảo (“đặc biệt” ở đây cũng có thể tạm coi như một giải thưởng “danh dự” dành cho nước đăng cai): Thiên mệnh anh hùng (Vichtor Vũ, kỳ 2), Đập cánh giữa không trung (Nguyễn Hoàng Điệp, kỳ 3, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Victor Vũ, kỳ 4. Từ LHP 1 đến LHP 4, các giải thưởng mà điện ảnh Việt Nam dành được đã có tăng lên. Ngoài những giải thưởng chính thức dành cho thể loại phim ngắn, phim tài liệu, đến kỳ LHP 4, nhờ sáng kiến của ban tổ chức mà Việt Nam có vinh dự được nhận thêm hai giải cho phim truyện dài: Trúng số của Dustin Nguyễn (cho hạng mục Phim được khán giả bình chọn) và  Taxi, em tên gì?của Đức Thịnh, Đinh Tuấn Vũ (cho hạng mục Phim được khán giả yêu thích nhất). Giải đặc biệt của Ban giám khảo dành cho Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn trẻ tài năng Victor Vũ, người từng được đào tạo rất bàn bản tại phim trường Hollywood (kỳ 4), đã ít nhiều tạo được niềm phấn khích và kỳ vọng cho người xem Việt Nam. Nhưng với sự dừng lại ngay từ vòng ngoài hạng mục đề cử  Oscar cho phim nước ngoài hay nhất của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ, 2016, thì kỳ vọng ‘le lói” đó cũng coi như chấm dứt. Vậy là ngay cả một trong những phim hay nhất của điện ảnh Việt Nam đến thời điểm này cũng chỉ đạt tới trình độ “đẹp”, “hay” thì chưa chắc? Trong khi ngay tại khu vực Đông Nam Á, điện ảnh Thái Lan đã có Cành cọ Vàng; điện ảnh Philippine có đề cử Cành Cọ Vàng; Campuchia, thì không dưới một lần từng có phim được đề cử Oscar cho phim nước ngoài hay nhất. Xa hơn chút nữa, Iran đã có Oscar, và đề cử Oscar thì không chỉ dưới một lần. Điều đó, không khỏi khiến những người hâm mộ nghệ thuật thứ 7 Việt Nam phải suy nghĩ…

Từng trải qua 4 kỳ LHP quốc tế, với 8 năm giương cao khẩu hiệu “Hội nhập và phát triển bền vững”, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa có được một giải thưởng chính thức cho hạng mục phim quan trọng nhất (phim truyện điện ảnh), ngay trên sân nhà. Trong khi, cùng thời gian đó, vẫn có những nhà làm phim trẻ thuộc dòng phim độc lập (như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp) thì đã nhận được các giải thưởng (dù chưa phải cao nhất) từ các LHP khu vực và quốc tế. Vậy điện ảnh Việt Nam thiếu điều gì: tài năng, kinh phí hay cơ chế? Sẽ còn cần bao nhiêu năm và mấy kỳ LHP quốc tế Hà Nội nữa, thì điện ảnh Việt Nam mới nhận được giải thưởng chính thức, danh giá chop him truyện điện ảnh nước mình. Đó là câu hỏi đặt ra không phải chỉ với các nhà làm phim, mà còn cả với những người hoạch định chính sách.                                                                                                                     

Tác giả: Trần Hinh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây