Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

"Để nâng cao chất lượng đào tạo thì cần phải có nguồn lực đầu tư thoả đáng"

Thứ tư - 27/05/2009 21:42

Thời điểm này, một trong những vấn đề được dư luận trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2-14. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - đã có cuộc trò chuyện với báo Giáo dục và Thời đại xung quanh các nội dung chính của Đề án này (báo Giáo dục và Thời đại, số 63, ra ngày 16/5/2009):

Thời điểm này, một trong những vấn đề được dư luận trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2-14. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - đã có cuộc trò chuyện với báo Giáo dục và Thời đại xung quanh các nội dung chính của Đề án này (báo Giáo dục và Thời đại, số 63, ra ngày 16/5/2009):

[img class="caption" src="images/stories/people/nvkhanh.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh" width="120" height="160" align="right" ]

Nâng cao chất lượng đào tạo thì không thể thiếu được nguồn lực đầu tư, nguồn lực phải tỉ lệ với chất lượng, cụ thể ở đây là cần phải có nguồn kinh phí đầu tư thoả đáng. Đặc biệt là ở một số ngành khoa học mũi nhọn, trong định hướng vươn tới chuẩn khu vực và quốc tế thì lại càng cần quan tâm đổi mới nhiều hơn, cơ sở trang thiết bị càng cần phải đáp ứng yêu cầu đào tạo, hợp tác quốc tế cũng cần mở rộng hơn.

Thực tế cho thấy thời gian qua, nói chính xác là 11 năm qua, mức học phí vẫn giữ nguyên trong khi giá cả, điều kiện sống, thu nhập người dân đều tăng là bất hợp lí. Trong khi điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước cấp có hạn, thì việc huy động sức dân, huy động sự đóng góp của người học trong giới hạn cho phép là việc hoàn toàn nên làm. Việc này không chỉ có lợi cho sự nghiệp chung, mà còn cho cả người học và đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của xã hội.

Chưa cần so với những nước phát triển khác, tôi có thể lấy dẫn chứng như ở Trung Quốc, điều  kiện kinh tế phát triển hơn ta nhưng không phải nhà nước ôm hết gánh nặng chi phí cho đào tạo. Họ cũng huy động người học đóng, hiện nay mức thu học phí trung bình của họ vào khoảng 5000 Nhân dân tệ/sinh viên/năm, tương đương 14 triệu đồng/sinh viên/năm. Còn ở Việt Nam mới chỉ dừng lại 1,8 triệu đồng/sinh viên/năm là điều hoàn toàn bất hợp lí.

Khi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cấp chưa đủ, nguồn thu từ học phí quá thấp, thì không thể nói tới việc nâng cao chất lượng đào tạo được. Kinh phí đâu mà nâng cấp cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo. Như ở trường tôi, một giảng viên trẻ dạy 2-3 năm thì mức lương chỉ từ 1,5 triệu – 1,7 triệu đồng/tháng, còn mới ra trường cũng chỉ được 1,4 triệu đồng/tháng. Với mức lương như vậy, họ chỉ đủ để thuê nhà tạm mà ở và ăn cơm “bụi” chứ nói gì đến tái đầu tư, nâng cao trình độ, năng lực...

Tăng học phí là cần thiết, cần phải hiểu có tăng học phí mới có thêm nguồn kinh phí để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo tôi, Đề án đổi mới cơ chế tài chính đã giải quyết được điều bức xúc lâu nay trong các nhà trường. Trường Đại học KHXH&NV là trường có nhiều sinh viên thuộc diện chế độ chính sách, mỗi năm trường phải bù tới 2 tỉ đồng để chi cho việc này. Để có được số tiền đó, chắc chắn phải cắt giảm chi phí đào tạo, chi phí nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ. Đây là điều bất bình đẳng tồn tại lâu nay, như vậy những sinh viên thường cũng phải gánh các khoản chi phí đào tạo cho những sinh viên thuộc diện chính sách mà lẽ ra nhà nước phải chi trả. Nay, theo như nội dung Đề án, bất hợp lí trên đã được giải toả, nhà nước có trách nhiệm chi trả các khoản miễn giảm ngân sách đối với các sinh viên thuộc diện chế độ chính sách. Còn việc tăng học phí thêm 50% ở các trường chuyên nghiệp trong năm học này, theo tôi là thoả đáng, hoàn toàn chấp nhận được. Thực tế, mức tăng có thể lên 70%, thậm chí gấp đôi, mới phần nào bù đắp được chi phí đào tạo và cải thiện được chút ít thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Nhưng chỉ dừng lại ở mức 50% là Nhà nước đã tính rất kĩ sao cho vừa để các trường có thêm nguồn thu nâng cao chất lượng đào tạo, còn người học chấp nhận được – đây chính là tính Nhân văn của Đề án.

Theo Giáo dục & Thời đại

Tác giả: i333

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây