Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam

Thứ tư - 16/11/2011 01:10
Hội thảo khoa học “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn” được tổ chức vào ngày 11/11/2011. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Kỉ niệm 55 năm ngành Ngôn ngữ học và 15 năm Khoa Ngôn ngữ học.
Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam
Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam
Hội thảo khoa học “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn” được tổ chức vào ngày 11/11/2011. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Kỉ niệm 55 năm ngành Ngôn ngữ học và 15 năm Khoa Ngôn ngữ học. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm, tham gia của hơn 100 đại biểu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, giảng viên, học viên và sinh viên Nhà trường.

Hơn 100 báo cáo được gửi tới hội thảo trong đó có 30 báo cáo của các nhà khoa học nước ngoài thuộc các đại học: ĐH California – Los Angesles (Hoa Kì), ĐH Sheffield (Anh), ĐH Paris 7 (Cộng Hoà Pháp), ĐH Bắc Kinh, ĐH Quảng Tây, ĐH Oasaka (Nhật Bản), ĐH Ngoại ngữ Hankuk (Hàn Quốc), ĐH Quốc gia Úc (Australia), ĐH Ubon Rachathnani (Thái Lan)… Nội dung của các báo cáo tập trung thảo luận vào những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học, Việt ngữ học và các ngôn ngữ trong và ngoài Việt Nam. Ở phiên toàn thể, các đại biểu tham gia Hội thảo đã nghe 4 báo cáo đề dẫn:
  • PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học: Ngành Ngôn ngữ học Trường ĐHKHXH&NV: 55 năm nghiên cứu khoa học.
  • PGS.TS Marina Prévot, nguyên Trưởng Ban Việt Nam học, Đại học Paris 7: Ngôn ngữ và văn học - một minh hoạ cho mối quan hệ giữa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và ĐH Paris Diderot 7.
  • GS.TS Quyên Di, Khoa Ngôn ngữ và văn hoá châu Á, ĐH California –Los Angeles: Nỗ lực dạy và học tiếng Việt tại Hoa Kì.
  • GS.TS Song Jung Nam, Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, ĐH Ngoại ngữ Hankuk: Một vài suy nghĩ về chế độ khoa cử của Triều đại Lí ở Việt Nam.
Sau phiên toàn thể, Hội thảo làm việc tại 4 tiểu ban:
  • Giảng dạy Ngôn ngữ học, Việt ngữ học và tiếng Việt
  • Những vấn đề Ngôn ngữ học và Việt ngữ học
  • Những vấn đề về Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam
  • Ngôn ngữ học các dân tộc ở Việt Nam và khu vực


Thảo luận về vấn đề giảng dạy Ngôn ngữ học, Việt ngữ học và tiếng Việt các báo cáo chú trọng vào vấn đề giảng dạy tiếng, bao gồm dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiêu biểu là các báo cáo của tác giả Gyanam Mahajan và Juliana Wijaya (ĐH California – Los Angesles, Hoa Kì), GS Marina Prévot (ĐH Paris 7) đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến di sản tiếng mẹ đẻ trong quá trình cá nhân hội nhập với cộng đồng nói thứ tiếng khác. Bàn về những vấn đề thời sự của Ngôn ngữ học và Việt ngữ học một loạt những vấn đề lí thuyết và thực tiễn đã được trình bày và thảo luận. PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh) đã bàn về sự khác biệt ý nghĩa và cách dùng từ “một chút” và “một ít” trong tiếng Việt. GS. Nigel Duffield (ĐH Sheffield, Anh) trình bày những vấn đề cốt lõi của tiếng Việt theo các tiếp cận tối thiểu luận của Chomsky. Cũng theo cách tiếp cận của Chomsky, GS. Anoop Mahajan(ĐH California – Los Angesles, Hoa Kì) thì lại trao đổi về vị trí của giới từ và trật tự từ nhìn từ góc độ Loại hình học tạo sinh, với nhiều ví dụ được lấy từ tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Hindi…

Trao đổi những vấn đề về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam nhiều báo cáo đã đề cập về ẩn dụ trong tiếng Việt, cách sử dụng thành ngữ tục ngữ, những vấn đề liên quan đến Hán Việt. Các vấn đề về cấu tạo từ đã được lật lại về phương diện lí thuyết bởi GS.TS Nguyễn Đức Tồn (Viện Ngôn ngữ học) thông qua báo cáo “Trong tiếng Việt có hay không có cái gọi là phương thức “từ hoá hình vị” và phương thức cấu tạo từ láy?”. Ngoài ra những vấn đề về lịch sử từ vựng tiếng Việt, tên riêng, phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội tiếng Việt cũng đã được nhiều báo cáo đề cập tới. Và bàn về ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam và khu vực GS. TS Hoàng Thị Châu (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) đã giải thích cách phân vùng ngữ tộc Nam Á trên cứ liệu hệ thống số đếm. GS.TS Trần Trí Dõi (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) thì lại đặt vấn đề về từ thuần Việt và ngoại lai. GS. Shimizu (Nhật Bản) thì trình bày về ngữ âm lịch sử tiếng Việt dựa trên cứ liệu chữ Nôm…

Hội thảo khoa học lần này là một kết quả khoa học để long trọng kỉ niệm 55 ngành Ngôn ngữ học và 15 năm thành lập Khoa Ngôn ngữ học. Đồng thời đây cũng là dịp để khoa Ngôn ngữ tổng kết, đánh giá quá trình đào tạo và nghiên cứu, đẩy mạnh hơn nữa các công trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong chặng đường sắp tới.

Một số kết quả của Hội thảo

1. Về mặt khoa học - Tổng số báo cáo tham gia Hội thảo: 105 báo cáo trong đó có 30 báo cáo của các tác giả nước ngoài. BTC đã lựa chọn đăng 80 báo cáo toàn văn và 25 báo cáo tóm tắt trong Kỉ yếu của Hội thảo. - Tổng số đại biểu tham gia Hội thảo: 115 đại biểu (100 đại biểu có báo cáo + 15 đại biểu là khách mời), trong đó: + 85 đại biểu đến từ hơn 20 trường đại học và Viện nghiên cứu trong nước: Đại học KHXHNV Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH KHXHNV tp HCM, ĐH Sư phạm Tp HCM, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Viện Hán Nôm, v.v. + 30 đại biểu đến từ 15 trường đại học nước ngoài: Đại học California- Los Angeles (7), ĐH Paris 7- (2), ĐH Sheffiled – Anh (2), ĐH Băc Kinh (2), ĐH Osaka (3), ĐH ngoại ngữ Hankuk (2), ĐH Quảng Tây (2), ĐH Dân tộc Quảng Tây (2), ĐH Quốc gia Australia (2), ĐH Cao Hùng – Đài Loan (1), ĐH Thành Công – Đài Loan (1), ĐH Thanh Hoa (1), ĐH Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Bắc Kinh (1), ĐH Ubon Thani – Thái Lan (1), ĐH Rahajbat Thani – Thái Lan (1). - Tổng số có trên 60 báo cáo đã đựơc trình bày và thảo luận tại phiên toàn thể và tại 4 tiểu ban, trong đó gần ½ là các báo cáo của các tác giả nước ngoài. - Các đại biểu tham gia Hội thảo đánh giá cao ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của Hội thảo cũng như nội dung và chất lượng của các báo cáo khoa học tham gia Hội thảo. 2. Về mặt hợp tác quốc tế - Hội thảo đã có tác dụng duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các đối tác truyền thống của Khoa Ngôn ngữ học ở trong nước (Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách Khoa thư và nhiều trường đại học) cũng như ở nước ngoài (ĐH Paris 7, ĐH Ngoại ngữ Hankuk, ĐH Osaka, nhiều trường ĐH của Trung Quốc, v.v) - Thông qua Hội thảo, phát triển quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với một số đối tác mới nhiều tiềm năng, đặc biệt là với các trường đại học nước ngoài có thứ hạng cao và có khoa Ngôn ngữ học mạnh như ĐH California – Los Angeles (Mĩ), ĐH Sheffield (Anh), ĐH Quốc gia Australia, v.v.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây