Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đại biểu các nước Đông Nam Á trầm trồ trước giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích, bảo tàng tại Hà Nội

Thứ năm - 14/09/2023 03:29
Trong khuôn khổ cuộc họp luân phiên năm 2023 tại Việt Nam, đoàn đại biểu của SEAMEO SPAFA đã tham quan các danh lam thắng cảnh, các bảo tàng và di tích để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của đất nước Việt Nam với sự đồng hành của các chuyên gia, giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN (VNU- game đánh chắn online đổi thưởng ).
Ngạc nhiên trước giá trị lịch sử và văn hóa tại Bảo tàng nhà Quốc hội Việt Nam
Tham quan Bảo tàng tại tòa nhà Quốc hội, các đại biểu của SEAMEO SPAFA vô cùng ngạc nhiên trước giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa tại không gian trưng bày các cổ vật thời kỳ trước và sau khi xây dựng Hoàng Thành Thăng Long đầy sống động và chân thực. Tiếp nối, tôn vinh những giá trị truyền thống dân tộc, bảo tàng cổ vật này chính là nơi viết tiếp những câu chuyện lịch sử cho con cháu muôn đời của đất nước hình chữ S.
 
SPAFA Tham quan HN 2023 4
Bảo tàng tại tòa nhà Quốc hội là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam. Trên diện tích 3.700 m2, không gian trưng bày hơn 400 di vật và gần 10 di tích, chọn lọc trong số hàng chục nghìn di vật và 140 di tích từ nền móng của mảnh đất linh thiêng. Tất cả đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, lưu giữ trong quá trình khai quật tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội trong hai năm 2008 - 2009.
Cùng với hướng dẫn viên bảo tàng, GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - Nguyên Trưởng Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử; Nguyên Giám đốc Bảo tàng Nhân học, thuộc Trường ĐH KHXH&NV, và TS. Nguyễn Văn Anh - Giảng viên Bộ môn Khảo Cổ học, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV đã có những trao đổi với đoàn đại biểu đến từ 9 nước Đông Nam Á về giá trị lịch sử và văn hóa được thể hiện trong những cổ vật trưng bày tại bảo tàng.
Bảo tàng được phân chia theo lát cắt địa tầng khảo cổ học với diễn biến thời gian từ xa xưa trở lại gần, bao gồm 2 không gian chính: tầng hầm 2 trưng bày thời kỳ Tiền Thăng Long – trước khi Vua Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô về đây; trong khi đó tầng hầm 1 trưng bày thời kỳ Thăng Long – tức là sau 1010, sau khi Vua Lý Công Uẩn hạ đô.
Bảo tàng không chỉ mang lại hình ảnh mới cho Nhà Quốc hội, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy Di sản Hoàng thành Thăng Long mà còn là điểm nhấn quan trọng trong việc tiếp đón và quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam đến các đoàn nguyên thủ quốc gia, quần chúng nhân dân và du khách quốc tế.
Đại biểu SEAMEO đến từ 9 nước Đông Nam Á ngạc nhiên trước những cổ vật giàu giá trị tại Bảo tàng tòa nhà Quốc hội, tọa lạc tại Ba Đình, Hà Nội
 
Đại diện đến từ Thái Lan, ông Sathaporn Thiangtham tham quan Bảo tàng tòa nhà Quốc hội Việt Nam
Đại diện đến từ Thái Lan, ông Sathaporn Thiangtham cho biết: “Bảo tàng nhà Quốc hội là minh chứng khẳng định tầm quan trọng trong việc sử dụng những hiện vật còn sót lại như một minh chứng cho những thời khắc lịch sử đã qua, để những người nước ngoài có thể cảm nhận được phần nào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam khi họ có cơ hội đến thăm quan.
Ông Sathaporn Thiangtham chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Trường ĐH KHXH&NV đã mang đến cho chúng tôi cơ hội quý báu để được tham quan và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng nhà Quốc hội. Đây là trải nghiệm đáng tự hào khi tôi đến đất nước của các bạn!”.

Tham quan Hoàng Thành Thăng Long - nơi lưu giữ những giá trị nổi bật toàn cầu về nhân văn, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc
Đoàn đại biểu của SEAMEO SPAFA đã đến tham quan tại Hoàng thành Thăng Long - quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử Việt Nam trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).
Đoàn đại biểu SEAMEO SPAFA tại Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Thế giới thứ 900 được UNESCO công nhận
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Quan khách quốc tế say sưa tìm hiểu những giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ tại Hoàng Thành Thăng Long
Ngưỡng mộ trước chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa của các cổ vật lịch sử tại Hoàng Thành thăng Long, ông Jeremy R. Barns - Tổng Giám đốc, Bảo tàng Quốc gia Philippines vui vẻ cho biết: “Tôi đã có cơ hội đến Việt Nam nhiều lần, tôi cũng tìm hiểu nhiều thông tin về đất nước xinh đẹp của các bạn, bởi vậy tôi thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Thật tuyệt vời khi di tích này đã được Việt Nam dày công giữ gìn, và các giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Đây là điều đáng tự hào của đất nước các bạn!”
Ông Jeremy R. Barns chia sẻ niềm tin tưởng: “Với tư cách là một trong những thành viên của Hội đồng Quản trị của SPAFA đến từ Philipine, tôi biết rằng SPAFA có đủ tiềm lực và khả năng để hỗ trợ và kĩ thuật cho những dự án trùng tu và bảo tồn di tích tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các đồng nghiệp của chúng tôi tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN cũng đã có nhiều nghiên cứu rất giá trị về việc bảo tồn các di sản lịch sử và văn hóa này. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động bảo tồn di sản tại Việt Nam trong thời gian tới”. Ông Jeremy R. Barns cho biết, không chỉ SPAFA mà cả các quỹ, các tổ chức khác cũng nên tham gia và ủng hộ những dự án về bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa tại Việt Nam. 

Tham quan Bảo tàng Nhân học - bảo tàng đầu tiên của một trường đại học ở Việt Nam
Trong thời gian làm việc tại game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN, đoàn đại biểu của SEAMEO SPAFA đã tới tham quan Bảo tàng Nhân học trong khuôn viên nhà trường.
Bảo tàng Nhân học của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, là bảo tàng đầu tiên của một trường đại học ở Việt Nam và là một trong những mô hình gắn đào tạo với thực tế. Bên cạnh chức năng phục vụ đào tạo như một bảo tàng dạy học, bảo tàng còn có chức năng tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khoa học - văn hoá; nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sưu tầm, trưng bày, lưu giữ và quản lí hiện vật, mẫu vật và tài liệu.
 
GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - Nguyên Giám đốc của Bảo tàng Nhân học, đang trao đổi với đoàn tham quan của SEAMEO về những giá trị văn hóa của các hiện vật tại bảo tàng
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Nhân học đang dần trở thành một địa chỉ quen thuộc cho sinh viên và giảng viên tìm hiểu về lịch sử, văn hoá dân tộc. Bảo tàng khuyến khích người đến tham quan và nghiên cứu khám phá quá khứ, diễn giải đời sống văn hoá xưa và nay của các cộng đồng cư dân Việt Nam. Đối tượng phục vụ chính của bảo tàng là các cán bộ giảng dạy và sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV.
Hiện nay, Bảo tàng có hai phòng trưng bày cố định về Khảo cổ học, Nhân học và Văn hoá Việt Nam và ba mô hình trưng bày 3D về bảo tàng, Văn Miếu và cơ thể người. Trong nhà bảo tàng ảo có 24 chủ đề trưng bày hấp dẫn về nông nghiệp, nghề làm gốm, nghề luyện kim thời Tiền sơ sử, nghề dệt của người Thái, nghề làm tranh Đông Hồ, lịch sử Nho học và Khoa cử, cấu trúc chùa Việt... Bảo tàng Nhân học còn phối hợp với các Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Hiệp hội UNESCO bảo tồn cổ vật Việt Nam trong việc tham gia các trưng bày chuyên đề.
Đại biểu đến từ Indonexia trải nghiệm gõ đàn đá - một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Nhân học
Trong thời gian tham gia cuộc họp thường niên năm 2023 của SEAMEO SPAFA tại Hà Nội, đoàn đại biểu các nước Đông Nam Á đã trải nghiệm những món ăn truyền thống của Việt Nam như nem cuốn, cốm, phở bò, bún bò Huế, lẩu mắm, café trứng…
 
 
Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của các danh thắng, bảo tàng và nghệ thuật ẩm thực phong phú của Hà Nội, cùng những tình cảm nồng hậu, sự tiếp đón chu đáo của người Việt Nam nói chung và của Ban Giám hiệu, các giảng viên, cán bộ của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN nói riêng đã mang lại hài lòng và tình cảm yêu mến của đoàn đại biểu SEAMEO SPAFA với mảnh đất hình chữ S.
Hôm nay, chuyến bay đưa những người bạn quốc tế sẽ rời Hà Nội. VNU- game đánh chắn online đổi thưởng xin chúc mừng Cuộc gặp mặt thường niên năm 2023 của SEAMEO SPAFA thành công tốt đẹp! Xin chào và hẹn gặp lại những người bạn quý trong những dự án tiếp theo tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN cũng như tại đất nước Việt Nam của chúng tôi!
Cùng lưu giữ những hình ảnh đáng nhớ của đại biểu 09 nước Đông Nam Á – thành viên SEAMEO SPAFA tại các địa danh của Việt Nam:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Báo chí đưa tin:
Đại học Quốc gia Hà Nội:

Tác giả: Thùy Dung, Đại Hữu – game đánh chắn online đổi thưởng Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây