Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Con đường tơ lụa trên biển” và quan hệ quốc tế ở biển Đông: Hiện trạng và triển vọng

Thứ sáu - 27/11/2015 03:12
Đó là tên hội thảo khoa học quốc tế do trường ĐHKHXH&NV cùng Viện KAS (Đức) phối hợp tổ chức tại khách sạn Hilton (Hà Nội) trong hai ngày 26 và 27/11 với sự tham dự của nhiều học giả uy tín trong và ngoài nước nhằm hội bàn về “Con đường tơ lụa trên biển”, nội hàm của nó với chính sách và tình hình an ninh chính trị khu vực cũng như trên thế giới
“Con đường tơ lụa trên biển” và quan hệ quốc tế ở biển Đông: Hiện trạng và triển vọng
“Con đường tơ lụa trên biển” và quan hệ quốc tế ở biển Đông: Hiện trạng và triển vọng

Hội thảo Quốc tế tổ chức tại khách sạn Hilton trong hai ngày 26 và 27/11 thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước cũng như báo chí

Hội thảo khoa học có sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại diện đại sứ quán CHLB Đức ông Hans-Jorrg Brunner. Về phía đơn vị tổ chức có bà Rabea Brauer (Viện KAS), PGS.TS Phạm Quang Minh – Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV. 

Ngoài ra còn có nhiều học giả nổi tiếng trong và ngoài nước (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Singapore,…) tham dự như TS. Xue Li (Viện Kinh tế học và Chính  trị Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc); GS. David Arase (Đại học Johns Hopkins); GS. Seiichiro Takaji (Viện các vấn đề Quốc tế Nhật Bản); thiếu tá, TS. Nguyễn Thanh Minh (Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Bộ Quốc phòng); PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao Việt Nam);… cùng sự quan tâm của đông đảo báo chí trong và ngoài nước.

Bà Rabea Brauer (Viện KAS) phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Rabea Brauer cho biết: “Hội thảo bàn về “con đường tơ lụa trên biển” đã được chúng tôi tổ chức vào năm ngoái. Hôm nay chúng ta tiếp tục bàn luận về hàm ý của nó với chính sách và tình hình an ninh của từng khu vực. Chúng tôi đã mời đến đây rất nhiều diễn giả hàng đầu và họ sẽ trao đổi với chúng ta những góc nhìn, thực trạng và triển vọng của nó với vấn đề an ninh và Chính trị khu vực cũng như thế giới”.

PGS.TS Phạm Quang Minh phát biểu khai mạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu “Con đường tơ lụa trên biển” 

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Quang Minh lại nhấn mạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của “Con đường tơ lụa trên biển” đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á: “Xung quanh ASEAN đã có những thay đổi lớn, câu hỏi lớn đặt ra cho là chúng ta có thể làm gì để thích ứng với những thay đổi đó. Sự nổi lên của Trung Quốc là thực tiễn quan trọng nhất với những thay đổi này.

“Nhất đới nhất lộ” là quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc nhằm tiếp cận các nền kinh tế, nhanh chóng kết nối các tuyến đường trên bộ và trên biển, nối giữa châu Á với Trung Đông và châu Âu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc ảnh hưởng đến Chiến lược lập lại trật tự thế giới; thay đổi diện mạo, sự thay đổi vật chất của Trung Quốc với thế giới và có tác động quan trọng đến cục diện châu Á”.

TS. Xue Li trình bày nghiên cứu “Chiến lược Obor tạo điều kiện cho hợp tác Trung Quốc – ASEAN như thế nào?” về sáng kiến một vành đai một con đường của Trung Quốc

Trong sáng nay (26/11), hội thảo đã thảo luận xoay quanh bài thuyết trình “Chiến lược Obor tạo điều kiện cho hợp tác Trung Quốc – ASEAN như thế nào?” của TS. Xue Li, đề cập đến chiến lược một vành đai một con đường (One belt one road – OBOR) sẽ là “kế hoạch trọng yếu” trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc một thập kỉ tới mà ASEAN nhiều khả năng sẽ là phép thử đầu tiên.

TS. Trịnh Văn Định trình bày nghiên cứu “Tiếp cận lịch sử về khởi nguồn con đường tơ lụa trên biển” với góc tiệp cận địa chính trị và tham vọng bành trướng của các hoàng đế Trung Hoa

Và bài thuyết trình “Tiếp cận lịch sử về khởi nguồn con đường tơ lụa trên biển” của TS. Trịnh  Văn Định (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN), tiếp cận sự ra đời của những “con đường tơ lụa” dưới góc nhìn chính trị gắn với tham vọng bành trướng của các hoàng đế Trung Quốc.

Cả hai bài thuyết trình đã mở ra một chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các học giả, đặc biệt nhiều câu hỏi đặt ra cho TS. Xue Li dưới góc nhìn mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trên tinh thần trao đổi học thuật, các câu hỏi đều được giải đáp bằng những cơ sở khoa học rõ ràng.

Hôm nay hội thảo đã kết thúc ba phiên  đầu tiên, trong ngày mai 3 phiên thảo luận còn lại sẽ được tiếp tục tổ chức. 

Cụ thể các phiên thảo luận:

Ngày 26/11/2015:

- Phiên 1: Những nhận xét về “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc

- Phiên 2: Soi chiếu qua lăng kính hải quân

- Phiên 3: Tình trạng căng thẳng ở biển Đông

Ngày 27/11/2015:

- Phiên 4: Quan điểm, lập trường của ASEAN

- Phiên 5: Quan điểm, lập trường và sự hợp tác trong khu vực

- Phiên 6: Hội nghị bàn tròn – Tình hình hiện nay trong vấn đề ngoại giao

Tác giả: Hiếu Lương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây