Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Chữ Nôm với kinh điển Nho gia

Thứ năm - 25/08/2011 02:09
Hội thảo khoa học chủ đề “Chữ Nôm với kinh điển Nho gia” do trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (Trường ĐHKHXH&NV) tổ chức đã diễn ra vào ngày 24/8.
Hội thảo khoa học chủ đề “Chữ Nôm với kinh điển Nho gia” do trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (Trường ĐHKHXH&NV) tổ chức đã diễn ra vào ngày 24/8. Tham dự hội nghị gồm các nhà nghiên cứu Trường ĐHKHXH&NV, Viện Nghiên cứu Hán Nôm... Hội thảo tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh, vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, thái độ ứng xử và quá trình bản địa hoá kinh điển Nho gia của các nhà Nho Việt Nam. Phát biểu khai mạc hội thảo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc nhấn mạnh: Xuất phát từ thực tế xem xét các văn bản Hán Nôm có nội dung Nho học ở dạng tồn tại xen lẫn hai loại văn tự Hán và Nôm khá nhiều, trong đó về nội dung đề cập, cách thức, mục tiêu...khá phong phú và phức tạp. Qua đó cho thấy có nhiều vấn đề nghiên cứu đặt ra: Chữ Nôm là sản phẩm của quá trình trưởng thành của văn hoá Việt Nam xét trong dòng vận động và giao lưu văn hoá chung của các nước Đông Á. Chữ Nôm xuất hiện thúc đẩy tư tưởng, văn hoá, văn học Việt Nam thời kì cổ trung đại phát triển rất mạnh mẽ, vậy góc độ tiếp nhận và bản địa hoá kinh điển Nho gia nói riêng và Nho gia nói chung Việt Nam, chữ Nôm có vai trò như thế nào? Hệ thống văn bản kinh điển Hán Nôm hiện còn được lưu giữ đến ngày nay có những đặc điểm gì đáng lưu ý, những vấn đề về chữ Nôm, về sự chuyển dịch văn bản, chú giải, giải âm, giảng nghĩa... của văn bản Kinh Hán Nôm có những vấn đề gì đặc biệt, có nằm trong quy luật vận động chung của Nho học Đông Á và quy luật vận động của của văn hoá và tư tưởng Việt Nam hay không?... Báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo có nội dung chính là các nghiên cứu trường hợp đối với công trình dùng chữ Nôm thảo luận, diễn nghĩa, diễn dịch kinh điển Nho gia như: “Chữ Nôm và sự tiếp nhận kinh điển Nho gia – Qua trường hợp Kinh Thi” – GS. Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), “Chu Dịch giải nghĩa diễn ca trong tiến trình diễn Nôm Kinh Dịch thời trung đại” – TS. Nguyễn Thanh Tùng (Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội), “ Độc giả Thi kinh tại Việt Nam (qua khoả sát các bản diễn Nôm Thi Kinh) – ThS. Phạm Ánh Sao (Khoa Văn học , ĐHKHXH&NV), “Chu Dịch quốc âm ca: Từ tiếp nhận Dịch học Trình – Chu đến thể nghiệm về Dịch lí của Đặng Thái Bàng”- ThS. Bùi Bá Quân (Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc – Trường ĐHKHXH&NV)… Bên cạnh còn có những nghiên cứu về vấn đề khác liên quan tới việc tiếp nhận Nho giáo ở Việt Nam nói chung: Ngôn ngữ sống động cho sống động tư tưởng – tác giả PGS.TS Phạm Văn Khoái (Khoa Văn học – Trường ĐHKHXH&NV) hay nghiên cứu vấn đề tổng quát của công việc diễn Nôm kinh điểm Nho gia: Hoạt động diễn dịch Hán Nôm kinh điểm Nho gia của các nhà Nho Việt Nam – phân tích từ góc độ mục tiêu và bản chất – PGS.TS Nguyễn Kim Sơn... Nhiều năm trở lại đây Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã tổ chức các hội thảo khoa học tập trung vào chủ đề “Nho giáo và văn hoá Đông Á” triển khai với các hướng nghiên cứu cụ thể như: “Kinh điển Nho gia ở Việt Nam” hội thảo được tổ chức năm 2009, “Chu Hi với Nho học Đông A” tổ chức năm 2010, và hội thảo “ Chữ Nôm với kinh điển Nho gia” lần này tiếp tục phát triển những nghiên cứu cụ thể. Tất cả các nghiên cứu trên được triển khai nhằm đưa việc nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam hội nhập với thế giới.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây