Ngôn ngữ
Hội thảo thu hút hơn 50 tham luận và trên 80 nhà khoa học, chuyên gia về du lịch, các lãnh đạo các Sở VHTT&DL khu vực Tây Bắc tới tham dự và thảo luận.
S
PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Nhà Trường phát biểu khai mạc hội thảo
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã cùng bàn luận về những vấn đề như: Tiêu chí xây dựng các mô hình khu du lịch sinh thái vùng Tây Bắc; xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc; xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để phát triển du lịch cộng đồng cở khi vực Tây Bắc; xây dựng tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam...
Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Hòa Bình. Là khu vực được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, địa hình trùng điệp và hệ sinh thái đa dạng độc đáo. Đây còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, là căn cứ địa cách mạng, an toàn khu của các cuộc kháng chiến.
Những đặc điểm này tạo nên một lợi thế to lớn cho vùng Tây Bắc để phát triển du lịch sinh thái, loại hình du lịch hướng đến phát triển bền vững, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa.
Trong những năm vừa qua, Tây Bắc phát triển du lịch mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề, thách thức, trong đó có khoảnh trống trong cơ chế, chính sách khiến cho những tiềm năng du lịch này chưa được phát huy tối đa.
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo
Phát biểu báo cáo đề dẫn hội thảo, Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã đưa ra một số vấn đề về cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa vùng Tây Bắc.
Ông khẳng định: “Nhà nước cần sớm có những chính sách cụ thể nhằm định hướng sự phát triển du lịch hoặc giải quyết các vấn đề để bảo vệ, giữ gìn và phát triển của du lịch của Tây Bắc”.
Để có thể phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, cần phải tập trung vào bốn tiêu chí: Bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái - đây là nguyên tắc hàng đầu trong phát triển du lịch sinh thái tại Tây Bắc; Thứ hai là bảo tồn và tổ chức khai thác hợp lý các giá trị văn hóa bản địa - đó là toàn bộ lối sống, canh tác, tập tục, tín ngưỡng dân gian gắn với sinh thái tự nhiên làm nên giá trị chung cho khu du lịch sinh thái; Thứ ba là tổ chức các hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường, hệ sinh thái; và cuối cùng là tổ chức để có sự tham gia của cộng đồng.
TS. Dương Văn Sáu đang chia sẻ quan điểm nghiên cứu của mình
Trong bản tham luận “Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc”, TS. Dương Văn Sáu cho biết: “Du lịch cộng đồng là hình thức đưa du lịch về các địa phương, về với cộng đồng cư dân bản địa. Hoạt động này nhằm khai thác những thế mạnh và tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, khai thác du lịch cộng đồng phải mang tính trọng điểm, tránh tình trạng tràn lan, nơi nơi làm du lịch cộng đồng, nhà nhà làm du lịch cộng đồng.”
Theo TS. Dương Văn Sáu, cần xây dựng những cơ chế chính sách thích hợp cho sự phát triển của du lịch cộng đồng như: Định vị vai trò của kinh tế du lịch đối với địa phương: trọng điểm hay mũi nhọn; Có chính sách nhất quán, đồng bộ, xuyên suốt; Lựa chọn điểm, xây dựng chuỗi điểm đến; liên bản – liên vùng – liên văn hoá…; Phát triển có trọng tâm, trọng điểm không phát triển tràn lan quá nhiều điểm (làng, bản) xây dựng du lịch cộng đồng; Có chính sách đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực trong một bản văn hóa du lịch phát triển du lịch cộng đồng…
Hội thảo thu hút được nhiều ý kiến của chuyên gia và các nhà nghiên cứu du lịch
Nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã được đưa ra trao đổi, thảo luận, chia sẻ nhằm tìm kiếm những kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng để xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với du lịch vùng Tây Bắc.
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn