Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

40 năm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt

Thứ hai - 01/12/2008 20:40

Sáng 17/11/2008, buổi lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (1968-2008) đã diễn ra tại hội trường Nguỵ Như Kon Tum (số 19 Lê Thánh Tông). Đông đảo các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên các khoá đã về hội ngộ.

40 năm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
40 năm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt

Sáng 17/11/2008, buổi lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (1968-2008) đã diễn ra tại hội trường Nguỵ Như Kon Tum (số 19 Lê Thánh Tông). Đông đảo các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên các khoá đã về hội ngộ.

Tại lễ kỉ niệm, PGS.TS Vũ Văn Thi - Chủ nhiệm Khoa VNH&TV - đã điểm lại lịch sử phát triển và những thành tựu mà Khoa đã đạt được trong 40 năm qua.

Năm 1956, Tổ Việt ngữ trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho các học viên nước ngoài đến học theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và các nước. Năm 1968, Khoa Tiếng Việt được thành lập trên cơ sở Tổ Việt ngữ.

[img class="caption" src="images/stories/2008/11/18/img_5800.jpg" border="0" alt="PGS.TS Vũ Văn Thi phát biểu tại Lễ kỉ niệm" title="PGS.TS Vũ Văn Thi phát biểu tại Lễ kỉ niệm" width="240" height="160" align="right" ]

Năm 1995, Khoa Tiếng Việt được đổi tên là Khoa Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài với nhiệm vụ chính: đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho các học viên nước ngoài đến học theo hiệp định hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và các nước; đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho các đối tượng người nước ngoài khác; đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam cho con em Việt kiều.

Năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép Khoa đào tạo hệ cử nhân Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài. Năm 2008 đánh dấu thêm một bước phát triển quan trọng khác của Khoa khi ĐHQGHN kí quyết định ban hành chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học gồm 2 chuyên ngành: Việt Nam học cho người Việt Nam và Việt Nam học cho người nước ngoài. Trên cơ sở ấy, Khoa cũng chính thức đổi tên thành Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 7000 học viên nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau, trong đó có 8 người là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hà Nội. Hiện Khoa có 22 giảng viên, tất cả đều đạt trình độ sau đại học, trong đó có 2 PGS, 11 TS và 9 ThS. Khoa có 4 bộ môn, gồm: bộ môn Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng; bộ môn Văn hoá học; bộ môn Văn học và Nghệ thuật; bộ môn Ngôn ngữ học so sánh. Trong suốt 40 năm qua, Khoa đã xây dựng được một hệ thống giáo trình, bài giảng phục vụ cho các đối tượng đào tạo. Khoa đã biên soạn được 25 giáo trình gồm giáo trình dạy tiếng và giáo trình chuyên môn, 30 bài giảng chuyên ngành về ngôn ngữ, văn hoá, văn học và lịch sử Việt Nam. Khoa đã tổ chức được 4 hội thảo khoa học quốc tế, nhiều hội thảo khoa học trong nước về tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng, văn hoá Việt Nam...; đăng hơn 400 bài báo, thực hiện 48 đề tài nghiên cứu các cấp. Khoa cũng tổ chức liên kết đào tạo với nhiều trường đại học và tổ chức quốc tế trên thế giới.

Vì những đóng góp trên, Khoa đã được tặng nhiều phần thưởng: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1978; Huân chương ITXALA hạng nhất của Chính phủ Lào năm 1983; Bằng khen của Công đoàn ĐHQGHN năm 1997; Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1998; Bằng khen của của ĐHQGHN năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008...

Tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường - đã phát biểu ghi nhận những đóng góp của Khoa, đồng thời cũng đề nghị Khoa tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ chính trong thời gian tới, gồm: nhanh chóng hành thành các công việc để có thể đảm nhận và triển khai nhiệm vụ đào tạo ngành Việt Nam học; tích cực đổi mới các nội dung của công tác đào tạo theo tín chỉ; tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đặc biệt tập trung xây dựng và triển khai một số đề tài lớn có ý nghĩa thực tiễn và lí luận....

[img class="caption" src="images/stories/2008/11/18/img_5839.jpg" border="0" alt="GS.TS Hoàng Trọng Phiến - nguyên CNK đầu tiên" title="GS.TS Hoàng Trọng Phiến - nguyên CNK đầu tiên" width="240" height="160" align="right" ]

Cũng tại Lễ kỉ niệm, các đại biểu còn được nghe lời tâm sự của GS.TS Hoàng Trọng Phiến - nguyên chủ nhiệm Khoa đầu tiên - về những kỉ niệm trong thời kì khó khăn ban đầu khi mới thành lập Khoa. Ông nói: “Từ chỗ đứng hôm nay nhìn lại chặng đường đã qua của Khoa, chúng ta có thể khẳng định: Tư tưởng khoa học dạy tiếng Việt của chúng ta là đúng đắn và hiện đại. Đó là dạy một công cụ văn hoá mang đặc trưng loại hình đơn lập, dạy một bộ thói quen dùng của người Việt trong hoạt động giao tiếp, lấy lời nói biểu hiện hành động ngôn ngữ làm cơ sở cho phương pháp và thao tắc dạy tiếng thực hành có ý thức. Tư tưởng khoa học này đã được hiện thực hoá bằng các bộ giáo trình tiếng Việt thực hành, giáo trình lí thuyết tiếng Việt hiện đại ra đời những năm 1975-1984”. GS cũng khẳng định: Chúng ta đã làm được nhiều việc lớn là nhờ biết tập trung sức mạnh tổng hợp lực lượng các nhà chuyên môn giỏi trong và ngoài trường. Bên cạnh đó, Khoa cũng là một tập thể đồng thuận, vô tư, nhiệt tình.

Một tiết mục văn nghệ do SV nước ngoài đang học tại Khoa trình bày

Buổi lễ còn là dịp tri ân của nhiều thế hệ sinh viên người nước ngoài với các thầy cô giáo của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Được biết, năm học 2009-2010 tới, Khoa sẽ tuyển sinh khoá đầu tiên ngành Việt Nam học cho người Việt Nam.

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây