Hồ Chí Minh - Người sáng lập nền dân chủ cộng hoà Việt Nam
admin
2010-05-19T03:00:30-04:00
2010-05-19T03:00:30-04:00
//2dzanga.com/vi/news/tin-hoat-dong/2120-autosave-4613.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ tư - 19/05/2010 03:00
Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), ussh.2dzanga.com trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Ngô Đăng Tri (Khoa Lịch sử) về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách người sáng lập nền dân chủ cộng hoà Việt Nam.
Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), ussh.2dzanga.com trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Ngô Đăng Tri (Khoa Lịch sử) về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách người sáng lập nền dân chủ cộng hoà Việt Nam.
1. Tư tưởng cách mạng dân tộc dân chủ của Hồ Chí Minh
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là đập tan bộ mày chính quyền cũ, đánh đổ giai cấp thống trị cũ, lập nên nhà nước mới, do giai cấp mới cầm quyền. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, có mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản là đập tan nhà nước quân chủ phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ tư sản, do giai cấp tư sản cầm quyền. Đó là cuộc cách mạng tư sản thông thường.
Cách mạng tư sản dân quyền (hay cách mạng tư sản kiểu mới) là cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu cơ bản là đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ nhưng do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc cách mạng đó khi đã thành công, đánh đổ nhà nước phong kiến quân chủ, sẽ không lập ra nhà nước tư sản, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mà lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xã hội Việt Nam sau các đợt khai thác thuộc địa của thực dân tư bản Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội thuộc địa phong kiến, có hai phương thức sản xuất cùng đan xen tồn tại, nên có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là mâu thuẫn của chế độ phong kiến, thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, chiếm đại đa số dân tộc với giai cấp địa chủ đại diện là chế độ phong kiến nhà Nguyễn, và mâu thuẫn của chế độ tư bản thực dân, thực chất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai của chúng. Mâu thuẫn trước thường gọi là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn sau thường gọi là mâu thuẫn dân tộc và là mâu thuẫn chủ yếu.
Để tiến lên, xã hội Việt Nam phải giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản đó, trước hết là mâu thuẫn chủ yếu. Tức là phải tiến hành cuộc cách mạng có hai nhiệm vụ chiến lược, giải quyết hai mục tiêu chiến lược là đánh đuổi đề quốc, giải phóng dân tộc và đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ. Cuộc cách mạng đó, trong bối cảnh lịch sử mới của thời đại và của Việt Nam đầu thế kỷ XX, có đối tượng là bọn đế quốc thực dân và địa chủ phong kiến tay sai. Lưc lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ. Cuộc cách mạng đó phải do một giai cấp tiến bộ trong lực lượng cách mạng lãnh đạo, là giai cấp công nhân. Hợp các yếu tố nói trên, đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, hoặc cách mạng tư sản kiểu mới, hay là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (hay cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng tư sản kiểu mới), là cuộc cách mạng mang tính khách quan, tất yếu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX chưa cá nhân, tổ chức nào nhận thức và làm theo đúng yêu cầu khách quan đó, vì vậy các cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ lúc bấy giờ dù diễn ra rất anh dũng, song kết cục đều bị thất bại.
Mang trong mình mối thù nhà, nợ nước, Hồ Chí Minh căm thù cả đế quốc và phong kiến. Mục đích Hồ Chí Minh khi đi ra nước ngoài năm 1911 là tìm đường cứu nước và cứu dân, chứ không chỉ là cứu nước như nhiều người khác đương thời. Tức là tìm một con đường thỏa mẵn được hai mục tiêu: vừa giải phóng được dân tộc khỏi ách thống trị nước ngoài, vừa cứu được nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột. Nghĩa là Hồ Chí Minh muốn làm một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, một cuộc cách mạng có mục tiêu “kép”, vừa giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam vừa giải quyết được vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới là xóa bỏ chế độ quân chủ lạc hậu, lập nên nhà nước dân chủ mới tiến bộ của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Theo mục đích tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã khảo sát nhiều cuộc cách mạng lớn trên thế giới, như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, cách mạng Nga. Hồ Chí Minh cho rằng các cuộc cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng có giá trị to lớn, song chưa triệt để, “chưa đến nơi”, vì sau đó nhân dân vẫn bị áp bức bóc lột, lại muốn làm một cuộc cách mạng nữa để giải phóng mình. Người cho rằng chỉ có cách mạng Nga do V.I Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo là cuộc cách mạng chân chính, cách mạng “đến nơi” vì sau đó đã “đưa chính quyền cho số đông chớ không giao chính quyền cho một số ít người”, nghĩa là cuộc cách mạng đã đưa công nông Nga lên cầm quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác mục tiêu độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sưca quan trọng, cấp bách, song suy cho cùng cũng chỉ là bước mở đầu chứ chua phai là sau cùng. Mục tiêu tối thượng của Hồ Chí Minh là giải phóng nhân dân, giải phóng con người, là lập nên chế độ dân chủ, làm cho mọi người được tự do, ấm no, hạn phúc.
Với nhận thức như vậy và để thực hiện mục tiêu “kép” của mình, nhất là mục tiêu giải phóng nhân dân, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng Nga và Người đã làm tất cả để tuyên truyền thức tỉnh dân tộc, hướng các phong trào dân tộc, dân chủ nước ta đi theo con đường cách mạng vô sản.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về một cuộc cách mạng có mục tiêu “kép”, nhất là mục tiêu cuối cùng, giải phóng con người, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) cũng như trong Luận cương chánh trị của Đảng thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930, Đảng ta chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”(2).
Hồ Chí Minh đánh giá: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta- Đảng của giai cấp công nhân- không ngừng củng cố và tăng cường” (3)
Tư tưởng dân chủ, mục tiêu dân chủ là nhân tố, là điều kiện, là tiêu chuẩn làm cho cách mạng Việt Nam có tính cách mạng triệt để, khác với mọi phong trào giải phóng dân tộc trước đó. Đây là điểm then chốt phân biệt tư tưởng Hồ Chí Minh với các tư tưởng khác ở Việt Nam đương thời.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn kiên định mục tiêu “kép” đã xác định, ra sức thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến tới chủ nghĩa xã hội, với những giải pháp và sự chỉ đạo hết sức linh hoạt, sáng tạo..
Cao trào cách mạng 1930-1931, và Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan trọng bởi đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn quốc, xây dựng được khối liên minh công nông, đưa công nông lên cầm quyền ở nhiều địa phương trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Do kẻ địch còn mạnh, dùng mọi thủ đoạn đàn áp khốc liệt, do cán bộ đảng viên chưa có kinh nghiệm, lại chịu ảnh hưởng “tả khuynh” từ bên ngoài, nên phong trào đã bị tổn thất lớn, mô hình nhà nước cách mạng kiểu Xô viết công nông, nhà nước xã hội chủ nghĩa, mô phỏng nước Nga, bị xóa bỏ.
Khi tình hình thế giới có những chuyển biến mới và theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản cũng như căn cứ vào thực tiễn Đông Dương, Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc và người cày có ruộng” nhằm phát động cuộc vận động dân chủ 1936-1939 giành nhiều thắng lợi, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên một bước cao hơn trước, nhất là về mục tiêu và nhiệm vụ dân chủ. Hình thức nhà nước đã được Đảng lựa chọn là cộng hòa dân chủ (Cộng hòa dân chủ Đông Dương), thay thế kiểu chính quyền Xô viết.
Từ cuối 1939, do những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Đảng và Hồ Chí Minh đã từng bước chuyển cách mạng sang thời kỳ mới, nêu cao mục tiêu giải phóng dân tộc, đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào chương trình hành động.
Để tránh việc cán bộ, đảng viên hiểu không đúng về mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược, sau cùng với mục tiêu “cần kíp”, trước mắt, giữa nhiệm vụ lâu dài với nhiệm vụ “hiện tại” của cách mạng tư sản dân quyền khi nêu cao khẩu hiệu độc lập dân tộc, tạm gác môt phận khẩu hiệu người cày có ruộng, Nghị quyết lưu ý: "Nói như thế không phải Đảng ta thủ tiêu vấn đề giai cấp đấu tranh trong cách mạng Đông Dương. Không! Vấn đề giai cấp đấu tranh vẫn tồn tại mãi"(4). Rằng "Không phái giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa đi đâu, càng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn"(5).
Nghĩa là Đảng và Hồ Chí Minh quan niệm vấn đề dân chủ không chỉ là vấn đề ruộng đất, càng không được đồng nhất với vấn đề ruộng đất. Vấn đề dân chủ rộng lớn, sâu sắc và lâu dài hơn vấn đề ruộng đất rất nhiều, như tư do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, tự do biểu tình, tù do tín ngưỡng, nam nữ bình quyền,... tức là các vấn đề về nhân quyền, dân quyền, là tất cả những gì đối lập với chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, tạm gác một phần khẩu hiệu “Người cày có ruộng” không hẳn là không thực hiên mục tiêu dân chủ, từ bỏ cuộc cách mạng dân chủ.
Như vậy có thể hiểu nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5-1941) không có sự mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược, mục tiêu “kép”, lý tưởng dân chủ tối thượng, sau cùng của Hồ Chí Minh trước đó, mà chỉ là chủ trương có tính “trước mắt”, cho giai đoạn “hiện tại”, không từ bỏ mục tiêu dân chủ, mà chỉ là “ bứớc một bước ngắn đề có sức mà bước một bước dài hơn”. Sự thay đổi đó không thay đổi tính chất cơ bản của cuộc cách mạng Đông Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục liêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam vần là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm cho “một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chân chính dân chủ sẽ xuất hiện”, “thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới”, “thành lập một chính phủ nhân dân”(6).
2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo mục tiêu đã xác định, Đảng và Hồ Chí Minh đã tập trung mọi nỗ lực xây dựng Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, xây dựng căn cứ địa, xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển phong trào Việt Minh, phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói cho nhân dân,... Các phong trào đó đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân đi theo cách mạng, đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển lên đỉnh cao.
Khi được tin nước Nhật bị Đồng Minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, với sự chủ động, sáng suốt, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lập tức mở Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội ở Tân Trào (Tuyên Quang). Các hội nghị và đại hội ấy đã quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc với nguyên tắc “tập trung, thống nhất, kịp thời”. Theo chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập, giành chính quyền. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25-8 thắng lợi ở Sài Gòn. Ngày 30-8 vua Bảo Đại thoái vị, chính thức kết thúc chế độ quân chủ ở Việt Nam. Ngày 2-9-1945 lế Quốc khánh được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân, thể chế chính trị dân chủ cộng hòa tiến bộ được xác lập thay thế chế độ quân chủ, thực dân phản động, lỗi thời..
Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Thực tiễn của cuộc Tổng khởi nghiã tháng Tám 1945 đã thể hiện rõ đó không chỉ là cuộc khởi nghiã đã đánh đuỏi phát xít, đế quốc xâm lược mà còn đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa của toàn dân Việt Nam. Tuyên ngôn của cuộc cách mạng Tháng Tám là tuyên ngôn độc lập song chính thể nhà nước được xác lập lại là dân chủ cộng hòa, dân chủ nhân dân. Nếu Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 chỉ có mục tiêu giải phóng dân tộc, chỉ đánh đuổi đế quốc mà không xóa bỏ chế độ quân chủ thì không khác gì các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.
Nhấn mạnh chủ trương nêu cao mục tiêu giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và của Đảng giai đoạn 1939-1945, đề cao giá trị độc lập dân tộc của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là đúng đắn. Song tuyệt đối hóa nó, làm lu mờ giá trị dân chủ, ý nghĩa lịch sử của việc đập tan nhà nước quân chủ Bảo Đại, dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của dân, do dân, vì dân là mới làm rõ và đề cao một phần tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, một phần đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng và một phần thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Việc đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ dựng nên chế độ dân chủ cộng hòa trong Tổng khởi nghĩa Thánh Tám 1945 không phải là sự “nhân thể”, ”tiện tay dắt dê” mà là một mục tiêu chiến lược cách mạng đã được xác định rõ ràng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh đầu tiên và các văn kiện tiếp theo của Đảng, kể cả trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5-941.
Vả lại, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Cuộc Tổng khởi nghiã Tháng Tám năm 1945 nếu chỉ đánh đuổi đế quốc, giành độc lập như các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm trước đây trong lịch sử Việt Nam, thì không thể gọi đó là cuộc cách mạng. Sở dĩ gọi cuộc Tổng khởi nghiã Tháng Tám năm 1945 là cuộc Cách mạng Tháng Tám vì nó đã giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước, là đã đánh đổ chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn do giai cấp địa chủ thống trị, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền của nhân dân Việt Nam do giai cấp công nhân, thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cách mạng Tháng Tám thành công, mục tiêu độc lập dân tộc vẫn còn phải tiếp tục tranh đấu trong nhiều thập kỷ nữa, ách ngoại xâm mãi đến năm 1975 mới được xóa bỏ trong cả nước, song mục tiêu giành chính quyền thì cơ bản đã hoàn thành, một kỷ nguyên mới của nước Việt Nam đã được mở ra, kỷ nguyên dân chủ nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Lịch sử cận hiện đại Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định giai đoạn 1930- 1945 là giai đọan đấu tranh giành chính chuyền, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là cuộc Cách mạng Tháng Tám là vì vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tân Trào, Hội nghị Toàn quốc của Đảng (13-8-1945) và Quốc dân Đại hội (16-8-1945) chủ trương lập Chính phủ lâm thời có tên là Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, nhưng khi về Hà Nội (ngày 28-8-1945), Hồ Chí Minh và Đảng lại đổi thành Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên trong Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội chiều 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã và chi viện dẫn hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp, hai bản tuyên ngôn nói về hai vấn đề lớn là độc lập dân tộc và nhân quyền, dân chủ, tự do. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã nhiều lần đặt giá trị tự do, dân chủ trước độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”7.
Với tư tưởng cứu nước gắn liền với cứu dân, độc lập gắn với dân chủ, tự do, với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Ngay sau ngày Quốc khánh, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo bắt tay ngay vào việc thực hiện hàng loạt công việc to lớn, nặng nề để xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam. Như triệt để xóa bỏ bộ máy chính quyền cũ, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và hội đồng nhân dân, ban hành Hiến pháp dân chủ nhân dân, phát động phong trào cứu đói, xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống mới,…
Việc thay đổi tên gọi của Chính phủ lầm thời, từ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhấn mạnh cả mục tiêu dân tộc (trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ) và mục tiêu nhân quyền, dân chủ (trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp); việc nhanh chóng xóa bỏ triệt để bộ máy nhà nước phong kiến nhà Nguyễn, thiết lập thể chể chính trị dân chủ cộng hòa, đề cao giá trị dân chủ của cuôc Tổng khởi nghĩa… là những thay đổi bước ngoặt, mau lẹ, sáng tạo trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh và của Đảng.
Sự thay đổi, chuyển hướng đó làm cho cuộc Tổng khởi nghiã Tháng Tám trở thành đỉnh cao của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đúng như Chánh cương và Luận cương chánh trị năm 1930 của Đảng đã xác định và đúng với thực tế của cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, đáp ứng đúng ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại.
Sự thay đổi, chuyển hướng cơ bản đó là sự khẳng định thành quả của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 không chỉ là thắng lợi của phong trào dân tộc mà còn là kết quả của phong trào dân chủ, của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Đó cũng là sự khẳng định Hồ Chí Minh và Đảng không chỉ đã giương cao ngọn cơ dân tộc mà còn giương cao cả ngọn cờ dân chủ trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và ngay trong cuộc Tổng khời nghĩa Tháng Tám năm 1945. Kết quả của cuộc Tổng khởi nghĩa đó là do sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó cơ bản là của quần chúng nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông.
Giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước Việt Nam là công việc to lớn, là thắng lợi nổi bật, vĩ đại của Cách mạnh Tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, giải phóng dân tộc thì thời nào dân tộc ta cũng làm được. Còn lật đổ chế độ quân chủ, giành chính quyền về tay nhân dân, dựng lên chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân lao động từ nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, với Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước tiến bộ nhất ở Đông Nam Á, thì chỉ có thời đại Hồ Chí Minh, chỉ có cách mạng Tháng Tám mới làm được.
Sau khi quân Nhật rút khỏi Đông Nam Á, hầu như các nước khu vực này đã được giải phóng, nhiều nước đã tuyên bố độc lập, nhưng xóa bỏ nhà nước phong kiến và chế độ quân chủ chuyên chế lập nên nhà nước dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ cộng hòa thì chỉ có ở Việt Nam. Đây là sự vĩ đại riêng có của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, là thắng lợi bước ngoặt mang tính thời đại của dân tộc Việt Nam theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
Điều đó có nghĩa là thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, công lao lịch sử vượt trội, duy nhất, không thể phủ nhận của Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh là ở việc lập nên chế độ dân chủ cộng hòa, chứ không chỉ là giành lại độc lập như các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trước đây ở nước ta và việc giành độc lập ở nhiều nước khác trên thế giới.
Và do đó, Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà còn đồng thời là người sáng lập nền Cộng hòa Dân chủ nhân dân, là Nhà Dân chủ lỗi lạc của Việt Nam và thế giới.