Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

146 giải NCKHSV cấp khoa

Thứ năm - 13/05/2010 09:36
Trong tháng 3 và tháng 4/2010, các hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa đã được tổ chức thành công. Năm nay toàn trường có 1172 sinh viên tham gia NCKH với 707 báo cáo.
Trong tháng 3 và tháng 4/2010, các hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa đã được tổ chức thành công. Năm nay toàn trường có 1172 sinh viên tham gia NCKH với 707 báo cáo. Những khoa có số lượng lớn sinh viên tham gia vào phong trào NCKH là Khoa Văn học (99 báo cáo), Khoa Đông phương học (93 báo cáo), Khoa Quốc tế học (69 báo cáo), Khoa Khoa học Quản lí (67 báo cáo), Khoa Lịch sử (66 báo cáo)... Có 148 đề tài xuất sắc đã được trao các giải thưởng cấp khoa. Những đề tài tiêu biểu sẽ được trình bày tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên cấp Trường, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 này. Năm nay, Nhà trường cũng kỉ niệm 15 năm hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV (1996-2010). Năm học 2008-2009, Trường có 1026 sinh viên tham gia NCKH (chiếm 18,9% sinh viên chính quy toàn trường) với 697 báo cáo; trao thưởng 63 giải cá nhân và 7 giải tập thể cấp trường. Năm học 2009, Trường ĐHKHXH&NV có 15 công trình NCKH của sinh viên dự thi giải thưởng Sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 07 công trình đã đạt giải, gồm 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 04 giải Khuyến khích. Nhà trường nhiều năm liền được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì có thành tích tích xuất sắc trong phong trào SVNCKH.

1. Khoa Báo chí và Truyền thông

- 01 báo cáo đạt giải Nhất
  • Ngôn ngữ cơ thể của người dẫn chương trình truyền hình Việt Nam (Nguyễn Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Quỳnh Trang - K52)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Nhu cầu truyền thông của công chúng sinh viên với chương trình phát thanh 60 phút bạn và tôi Đài PTTH Hà Nội 1 (Nguyễn Ngọc Ánh và Hoàng Tuyết Chinh - K52)
  • Ca trù và con đường trở thành di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp trên báo Hà Nội mới và các ấn phẩm (Vũ Bích Ngọc và Lê Nữ Hạnh Nguyên - K52)
- 02 báo cáo đạt giải Ba:
  • Hiệu quả của phát thanh trên các phương tiện giao thông công cộng (Bùi Thị Hà và Bùi Thu Hoài - K53)
  • Tiếp cận tác phẩm “Kí sự hoả xa” dưới góc độ tư duy hình ảnh (Nguyễn Đình Hậu - K52)
- 09 báo cáo đạt giải Khuyến khích.

2. Khoa Du lịch học: 23 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Nghiên cứu chiến lược xúc tiến điểm đến du lịch và ứng dụng xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch tại Ninh Bình (Bùi Đức Dũng, Đinh Thị Thu Phương, Hoàng Thị Thuý - K52)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Từ đám rước dân gian đến lễ hội đường phố hiện đại - Ứng dụng trong tổ chức các hoạt động du lịch tại Việt Nam (Trần Thị Phương Lan, Trần Lệ Xuân - K52)
  • Xây dựng sản phẩm du lịch làng quê tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) (Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Hoa - K52)
- 03 báo cáo đạt giải Ba:
  • Nghiên cứu giá trị văn hoá của các công trình kiến trúc, mĩ thuật mang phong cách Pháp ở Hà Nội phục vụ phát triển du lịch (Lê Thị Vân Anh, Trần Thị Cẩm Vân - K52)
  • Khai thác các giá trị văn hoá của hát Dậm Quyển Sơn (Hà Nam) phục vụ phát triển du lịch (Hoàng Thị Hà, Tô Thị Huyền Trang - K53)
  • Thành nhà Hồ - Khả năng khai thác, phục vụ và phát triển du lịch (Trịnh Thị Hạnh - K53)

3. Khoa Đông phương học: 93 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Nguồn gốc và sự phát triển của Nanshoku từ trước và trong xã hội Nhật bản thời Tokugawa (Vũ Hương Linh - Nhật Bản học)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Cơ chế thăng tiến - động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thời kì chuyển đổi (1978 - 2008): xét từ góc độ kinh tế học thông tin (Nguyễn Trà My - Trung Quốc học)
  • Phân tích và đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang - Hàn Quốc học)
- 02 báo cáo đạt giải Ba:
  • Nguồn gốc người Aryans (Lương Quốc Bảo - Ấn Độ học)
  • Chính sách và thành tựu giáo dục Singapore & Những bài học kinh nghiệm với Việt Nam (Trần Thị Bích Thảo - Đông Nam Á học)

4. Khoa Khoa học Quản lí: 67 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Hạn chế tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá bằng cách thống nhất quản lí nhà nước đối với tên thương mại và nhãn hiệu (Nguyễn Thị Hồng Thắm - K52A)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Nhận diện lỗi thường gặp nhất trong nghiên cứu khoa học của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Khoa Khoa học quản lí, game đánh chắn online đổi thưởng ) (Nguyễn Thị Hà - K51A)
  • Sự chồng lấn trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam (Nguyễn Thị Trang - K52B)
- 02 báo cáo đạt giải Ba:
  • Chính sách tiền lương và những bẩt cập của chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay (Phan Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hạnh Huyền - K51A)
  • Vận dụng thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow vào việc nâng cao tinh thần học tập cho sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ Trường ĐHKHXH&NV (Lê Thị Yến Hoa - K53B)
- 02 báo cáo đạt giải Khuyến khích:
  • Tìm hiểu tình hình triển khai mô hình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại phường Vị Xuyên, Vị Hoàng, TP HCM (Đinh Thị Oanh, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Hồng Vân - K52A)
  • Xây dựng mô hình học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Khoa học quản lí game đánh chắn online đổi thưởng (Phạm Thị Rựu, Lê Ngọc Yến, Phạm Xuân Trường, Nguyễn Thị Hải Yến - K54A)

5. Khoa Lịch sử: 66 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • “Cách mạng Bolivar” ở Venezuela trong nhiệm kì của TT Hugo Chavez (1999-2006) (Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Xuân Thắng - K52 SP)
- 03 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Mối quan hệ vua – tôi qua trường hợp Nguyễn Công Trứ với vua Minh Mệnh và Thiệu Trị (Chu Quang Khánh, Lâm Thuỳ Ngân, Phùng Thị Mai - K53CLC)
  • Thực trạng đời sống của cư dân làng chài ven sông Lô dưới chân cầu Nông Tiến ở thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) (Nguyễn Thị Tám - K52 LS)
  • Các di tích khảo cổ học tiền Thăng Long (thời đại đồng thau và sắt sớm) trên địa bàn Hà Nội (Nguyễn Đức Trung - K53CLC)
- 03 báo cáo đạt giải Ba:
  • Trấn Tây Thành dưới triều Nguyễn (Bùi Thị Bích Ngọc - K52 SP)
  • Một số vấn đề về xuất khẩu gạo Việt Nam trong 20 năm (1989-2009) (Trần Thị Hồng Nhung - K52 CLC)
  • Hoạt động đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2005 (qua báo Phụ nữ Việt Nam) (Đỗ Thị Hiên - K53CLC)

6. Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng: 75 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Nguồn tài liệu về chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đối với tù, hàng binh Âu – Phi trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III (Nguyễn Thị Ngọc Mai – K52)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Tìm hiểu những vi phạm và hậu quả của việc soạn thảo và ban hành văn bản trong quản lí đất đai (qua báo chí và mạng Internet) (Nguyễn Thị Thảo – K52)
  • Tìm hiểu một số khác biệt giữa ba khu vực: văn phòng, sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay qua khảo sát thực tế tại công ty cổ phần X20 trực thuộc bộ quốc Phòng (Vũ Đình Phong – K52)
- 02 báo cáo đạt giải Ba
  • Nghiên cứu xây dựng đạo đức công vụ đối với cán bộ văn thư lưu trữ (Dương Thu Hương – K52)
  • Vấn đề sử dụng tài liệu lưu trữ trong các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và QTVP (Cao Thị Thanh Hiền - K51)

7. Khoa Ngôn ngữ học: 26 báo cáo

- 04 báo cáo đạt giải Nhất
  • “Ngữ âm tiếng Tày ở xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn“ (Đinh Thị Hằng - K51)
  • Bước đầu khảo sát cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tít báo (qua tư liệu một số báo thể thao Việt Nam năm 2009) (Nguyễn Liên Hương - K51)
  • Phân tích chất thơ trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Hoàng Quốc Lộc, Trần Mạnh Thắng - K52)
  • Ngôn ngữ và hình ảnh về nữ giới trong quảng cáo trên báo in hiện nay (Đào Thị Phương Thu - K51)
- 06 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Bước đầu tìm hiểu từ láy, từ Hán Việt và từ địa phương từ truyện “Thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản tới “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Liên Hương - K51)
  • Sự khác biệt giữa thổ ngữ Bá Hiến so với ngôn ngữ toàn dân trong cách phát âm ba nguyên âm chính... (Nguyễn Thuỳ Linh, Dương Thu Định - K53 NNH ĐCQT)
  • Sự kì thị chống nữ giới biểu thị trong ngôn ngữ của người dân làng Vân Đình, Triệu Sơn, Thanh Hoá (Đào Thị Dương - K51)
  • Tìm hiểu một nét phong cách phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng (Nguyễn Thị Vân Anh - K51)
  • Một số biểu hiện mạch lạc trong văn bản Hồ Chí Minh (Nguyễn Minh - K52)
  • Thử tìm hiểu về nguồn gốc ngôn ngữ nhóm từ vũ khí trong tiếng Việt (Dương Xuân Quang - K52)
- 06 báo cáo đạt giải Ba:
  • Bước đầu xem xét mối quan hệ giữa ảnh và chú thích ảnh trên báo in (Nguyễn Thị Vinh - K51)
  • Khảo sát ngôn ngữ chứng khoán (Vũ Thuỳ Linh - K52)
  • Bước đầu khoả sát các phương tiện biểu thị tình thái trong thơ Tố Hữu (Quang Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang - K52)
  • Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao (Nguyễn Thị Lan - K51)
  • Khảo sát sự liên kết giữa title, sapo với nội dung văn bản báo chí (cứ liệu trên báo Gia đình và Xã hội) (Phạm Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hường - K51)
  • Bước đầu khảo sát sự lệch chuẩn về từ vựng trong một số báo ở Việt Nam năm 2009 (Nguyễn Thị Tuyến - K51)
- 10 báo cáo đạt giải Khuyến khích:
  • Một số đặc điểm của tin nhắn điện thoại và tin nhắn “chat” Yahoo! (Nguyễn Thị Quỳnh, Lương Thị Thu Trang - K52)
  • Đặc điểm các tên gọi chỉ thực phẩm ở Việt Nam (trường hợp trong siêu thị Metro và Big C Hà Nội) (Tạ Quang Tùng - K54)
  • Hiện tượng phát âm hai nguyên âm chuyển sắc /e/ (/ie/) và /o/ (/uo/) ở huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) (Đặng Thị Lan Anh - K53)
  • Từ “của” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn trãi - Một cái nhìn bước đầu (Nguyễn Thị Thanh Loan - K53)
  • Khảo sát địa danh các chợ và cầu trên phạm vi nội thành Hà Nội (tính đến trước năm 2008) (Lê Thuỳ Linh - K52)
  • So sánh cách đặt tên người Việt và người Anh (Phạm Thu Huyền - K53)
  • Ngôn ngữ thơ mới (1932 – 1945) (Lê Thị Bích - K53)
  • Đặc trưng giới tính qua cách đặt nick của giới trẻ (Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thu Hương - K52)
  • Phương ngữ Thanh Hoá đang nhích lại gần tiếng Việt toàn dân (Hoàng Thị Hà - K53)
  • Bước đầu khảo sát ẩn dụ đêm và mưa trong thơ Hoàng Cầm (Đào Thị Dương - Nguyễn Thị Vinh - K51)

8. Khoa Quốc tế học: 69 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Yếu tố Trung quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (Vũ Thị Huyền Trang – K53)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Vai trò của Mĩ trong vấn đề Biển Đông (Trần Lê Minh – K52)
  • Vấn đề tranh chấp biến giới, lãnh thổ và chủ quyền trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Trần Xuân Giang, Nguyễn Văn Đáp, Vũ Việt Hưng – K54)

9. Khoa Tâm lí học: 50 báo cáo

- 01 báo cáo giải Nhất:
  • Nhận thức của sinh viên về mô hình kinh doanh qua mạng (Nguyễn Thị Uyên – K52)
- 01 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến trẻ vị thành niên ở lứa tuổi 12-15 – nghiên cứu trên địa bản huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Trần Thị Hà – K53)
- 01 báo cáo đạt giải Ba:
  • Đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 3-6 tuổi tại Trường Mầm non dân lập SOS bằng Test Denver II (Hoàng Thị Nam Phương, Hà Thị Thảo - K52)

10. Khoa Thông tin – Thư viện: 45 đề tài

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Công nghệ nội dung và vấn đề áp dụng trong ngành TT-TV (Bế Quỳnh Trang – K52)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Sản phẩm và dịch vụ TT-TV phục vụ người khiếm thị tại thư viện Quốc hội Mĩ và những vấn đề đặt ra cho các thư viện Việt Nam (Nguyễn Chí Trung – K52)
  • Bước đầu tìm hiểu về thư viện số thế giới (Lê Thu Hường – K52)
- 02 báo cáo đạt giải Ba:
  • Thiết lập và tổ chức hệ thống ngôn ngữ tìm tin tại Trung tâm TT-TV Học viện Bưu chính Viễn thông (Lê Thị Diệp, Nguyễn Thị Thiện - K52)
  • Tìm hiểu thư viện trong Trại giam Thanh Xuân - Hà Nội và Xuân Nguyên - Hải Phong (Phạm Thị Hải Yến – K51)

11. Khoa Triết học: 47 đề tài

- 01 giải nhất:
  • Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Nam Hưng (K52A), Quan niệm của G.G. Rútxô về tự do và bình đẳng trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”
- 02 giải nhì:
  • Quan niệm của I Kant về tự do trong lĩnh vực đạo đức học (Nguyễn Văn Huấn - K52A)
  • Thuyết tương đối trong thiên “Tề vật luận”, sách Nam Hoa kinh của Trang Tử (Nguyễn Ánh Hồng Minh - K53CLC)
- 03 giải ba :
  • Tìm hiểu tín ngưỡng tôn giáo các dân tộc Việt Nam (Ngô Bích Đào - K52CLC, Ngô Thị Thanh Thuỷ, Đỗ Trọng Quý, Lê Thị Nga và Vũ Thị Hồng Dung - K53A)
  • Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi (Hoàng Minh Quân - K53CLC)
- 15 giải khuyến khích

12. Khoa Văn học: 99 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Truyền thuyết và lễ hội dân gian Việt Nam - truyền thống và biến đổi trong xã hội hiện đại (nghiên cứu trường hợp ba truyền thuyết và lễ hội) (Thế Thị Vân, Nguyễn Thị Thu Duyên – K51 CLC)
- 05 báo cáo đạt giải Nhì
  • Kỉ luật và trừng phạt – Michel Foucault (dịch từ tiếng Anh) (Nguyễn Thị Thu Hà, Dương Thị Phương Hiền - Văn K51)
  • Vai trò của tác giả bác học – dân gian hoá trong việc phản ánh hiện thực ở văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Mai Thị Thu Huyền - Văn K52 CLC)
  • Vấn đề sex trong truyện ngắn Y Ban (Tống Thị Minh - Văn K52 CLC)
  • Khảo cứu và dịch chú tác phẩm Đế giám đồ thuyết (Trần Thị Xuân - Hán Nôm K52)
  • Chất điện ảnh trong Người tình Hoa Bắc của Marguerite Duras (khảo sát dưới ánh sáng liên văn bản của Genette) (Nguyễn Thị Thu Trang - Văn K52 CLC)
- 07 báo cáo đạt giải Ba
  • Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo (Đặng Thị Hương Liên - Văn K52 CLC)
  • Thời gian trong "Người đẹp say ngủ" của Kawabata (Nguyễn Thị Kiều Anh - SPNV K52)
  • Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam dưới góc nhìn văn hoá (Đặng Thị Cúc - SPNV K52)
  • Cấu trúc tự sự trong tranh dân gian Đông Hồ (Vũ Thanh Thảo - Văn K52)
  • Ngôn ngữ văn chương ẩn dật từ Trần Nhân Tông đến Nguyễn Hàng (Khảo sát "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" và "Tịch cư ninh thể phú") (Đỗ Thị Vui - SPNV K52)
  • Các biểu tượng về tình yêu và nghệ thuật trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust (Lê Thị Thanh Nhàn - Văn K52 CLC)
  • Ngôn ngữ văn học hậu hiện đại qua tiểu thuyết của Haruki Murakami và Nguyễn Bình Phương (Nguyễn Thuý Hằng - Văn K51)
- 15 báo cáo đạt giải Khuyến khích
  • Bước đầu tìm hiểu, phân loại truyện cổ dân gian Hưng Yên từ nguồn thần tích, thần phả (Cáp Thị Như Huệ - Văn K52)
  • Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp và hành trình Sang sông (Nguyễn Hương Ngọc - Văn K54 CLC)
  • Giới thiệu và dịch chú "Giao tự điển lễ" (Đặng Quỳnh Trang - Hán Nôm K52)
  • Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái (Nguyễn Thị Thu Hiền - SPNV K52)
  • Khảo và luận việc trích giảng Truyện Kiều trong sách giáo khoa phổ thông (từ năm 1945 đến 2010) (Trịnh Văn Quỳnh - SPNV K52)
  • Chất liệu dân gian trong "Lục độ tập kinh" (Đỗ Thị Thuý - Văn K52 CLC)
  • Sự biến động về bút pháp của Nguyễn Thượng Hiền từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (Nguyễn Thị Kim Hằng - Văn K52 CLC)
  • Bước đầu tìm hiểu về chủ đề tình yêu trong truyện thơ Tum Tiêu của Campuchia (Lê Phương Anh - Văn K54 CLC)
  • Trăng nơi đáy giếng - từ văn học đến điện ảnh nhìn từ góc độ chuyển thể (Nguyễn Thị Linh Nga - Văn K52)
  • Tiểu thuyết "Người đua diều" (nhà văn Hosseini) và bộ phim cùng tên (đạo diễn Marc Forster) dưới góc nhìn liên văn bản (Phạm Thị Huyền - Văn K52)
  • Trần thuật trong "Trà hoa nữ" của Alexandre Dumas (con) (Vũ Thị Vân Anh - Văn K52)
  • Văn học Trung Quốc trên tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (Hồ Thị Thơm - SPNV K52)
  • Nét độc đáo trong thơ Bùi Giáng (Nguyễn Thị Vui - Văn K52)
  • Quan niệm về nghệ thuật và cuộc sống của Chế Lan Viên trong Điêu tàn (Phạm Thị Phương Mai - Văn K52 CLC)
  • "I am đàn bà" dưới góc nhìn phân tâm học (Mai Thị Thu Hà- Văn K52 CLC)

13. Khoa Xã hội học: 50 báo cáo

- 02 giải Nhất
  • Nhận thức của thanh niên, vị thành niên ở Hà Nội hiện nay về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Nguyễn Ngọc Diệu Linh - K51XHH), Cản Diệu Linh - K51XHH, Mai Linh - K53XHH, Đỗ Thị Ngọc Linh - K53XHH, Võ Bá Hiếu - K53 XHH)
  • Mô hình Công tác Xã hội nhóm với nhóm cha mẹ có con thuộc nguy cơ cao nhiễm HIV (Bùi Thanh Minh - K52CTXH, Phạm Thị Ngọc Dinh - K53CTXH, Phạm Thị Hiền - K53CTXH, Hồ Thị Huyền - K53CTXH)
- 03 giải Nhì:
  • Nhận diện những hình phạt đối với trẻ em trong các gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Phú Xuyên và Quận Đống Đa - Hà Nội). (Trịnh Thị Ngọc Diệp - K52XHH, Nguyễn Thành Trung - K52XHH, Nguyễn Ngọc Tú - K52XHH
  • Thực trạng việc tham gia một số hoạt động tình nguyện trong và ngoài trường của sinh viên Xã hội học (Đinh Phương Linh - K52XHH)
  • Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội Nhóm nhằm nâng cao năng lực cho nhóm trẻ mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hoà Bình (Nguyễn Tuyết Lan - K53CTXH, Vương Thị Loan - K53CTXH, Nguyễn Văn Quý - K53CTXH, Trần Xuân Thuỳ - K53CTXH, Nguyễn Hoài Sơn - K51CTXH)
- 03 giải Ba:
  • Thực trạng nghiên cứu tài liệu của sinh viên khoa Xã hội học trong học chế tín chỉ (Phạm Thị Huyền Lương - K52XHH, Nguyễn Thị Hồng Trâm - K52XHH)
  • So sánh sự lựa chọn bạn đời giữa hai thế hệ trong gia đình (Trịnh Thị Bích Phương - K52XHH)
  • Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ chăm sóc trẻ tự kỉ (Lê Thu Trang - K52CTXH)

14. BM Khoa học chính trị: 15 báo cáo

- 01 báo cáo đạt giải Nhất:
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đoàn kết Lương giáo (Nguyễn Văn Bắc - K53)
- 02 báo cáo đạt giải Nhì:
  • Quan điểm của Hayek về vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế trong tác phẩm Đường về nô lệ (Nguyễn Văn Thắng - K53)
  • Quan niệm về chữ “Nhân” và triết lí “làm người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Phan Duy Anh - K53)
- 02 báo cáo đạt giải Ba:
  • Từ cuộc khủng hoảng kinh tế - toàn cầu hiện nay nhìn lại Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những tác động của chúng đến thế giới và Việt Nam (Nguyễn Bá Phúc - K54)
  • Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (Nguyễn Văn Hoàng - K53)

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây