Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc

Thứ sáu - 26/06/2015 11:03
Đó là lời khẳng định của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trong chương trình hội nghị tập huấn tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) diễn ra vào chiều ngày 25/6/2015.
Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc
Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc

Th.S Nguyễn Huy Cường- Viện đảm bảo chất lượng đang phát biểu tại hội nghị

Chương trình do trung tâm Đảm bảo chất lượng Đào tạo (TTĐBCL) phối hợp cùng Ban Chủ nhiệm khoa Văn học, tổ chức để hướng dẫn cho các cán bộ, giảng viên về quy trình thực hiện kế hoạch tự đánh giá CTĐT cử nhân ngành Văn học chất lượng cao hướng tới việc đánh giá thực trạng chất lượng và cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT.

Là chương trình cuối trong nhóm ba CTĐT chất lượng cao đầu tiên (Văn học, Triết học, Khoa học quản lí) của Trường ĐHKHXH&NV thực hiện kế hoạch tự đánh giá, buổi tập huấn dành cho các cán bộ khoa Văn diễn ra trong không khí làm việc nghiêm túc, cởi mở. Hội nghị có ba nhiệm vụ quan trọng: giới thiệu Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng CTĐT của ĐHQGHN, chia sẻ kinh nghiệm và một số lưu ý trong quá trình viết báo cáo tự đánh giá chất lượng CTĐT và đan xen những trao đổi, thảo luận giữa các chuyên gia và cán bộ tham gia tập huấn.

Theo Th.S. Nguyễn Huy Cường, yêu cầu bắt buộc trong quá trình tự đánh giá là phải tuân thủ bộ 15 tiêu chuẩn với 68 tiêu chí theo thang đánh giá 7 điểm của ĐHQGHN, trong đó nổi bật nội dung về chuẩn đầu ra của CTĐT, bản mô tả CTĐT, và sự phản hồi, đánh giá của sinh viên; cựu sinh viên;  các giảng viên hiện đang giảng dạy tại trường và nhà tuyển dụng. Đồng thời, ông Cường cũng nhấn mạnh: yếu tố minh chứng cho quá trình thực hiện có vai trò rất quan trọng, vì làm mà không có minh chứng thì không được ai công nhận.

Trả lời câu hỏi của các giảng viên khoa Văn học về vai trò của từng cán bộ, giảng viên trong bản báo cáo tự đánh giá CTĐT và những băn khoăn về tính khách quan của việc tự đánh giá, TS. Nguyễn Văn Chiều - Phó Giám đốc TTĐBCL nêu rõ vai trò hỗ trợ kiểm định của đoàn Kiểm Định Chất Lượng của Nhà trường sau quá trình tự đánh giá; đồng thời khẳng định tính chất bắt buộc của việc tham gia báo cáo tự đánh giá của cán bộ, giảng viên các khoa.

Thêm vào đó, Th.S. Ngô Thị Kiều Oanh, Phòng Tổ chức – Cán bộ chia sẻ: buổi tập huấn tập trung vào việc tiếp cận Bộ tiêu chuẩn để phục vụ cho quá trình làm báo cáo tự đánh giá phải nộp vào đầu tháng 10.

Phần trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn viết báo cáo, PGS.TS Nguyễn Chí Hòa nêu chú ý: đánh giá CTĐT phải có sự thống nhất giữa các cán bộ trong Khoa trước khi đưa lên để chuyển sang giai đoạn đánh giá ngoài. Khi chấm điểm CTĐT phải cân nhắc cho phù hợp. Báo cáo của một Khoa cần có người tổng hợp, thống nhất và kiểm tra.

Bên cạnh việc giải thích cặn kẽ các bước trong quy trình đánh giá CTĐT, PGS Hòa cũng đặc biệt nhấn mạnh: khi viết báo cáo phần mô tả CTĐT phải có minh chứng rõ ràng, đánh giá  được điểm mạnh cũng như những tồn tại, nêu được vấn đề cần cải tiến theo một lịch trình cụ thể. Đồng thời khẳng định, viêc thu thập thông tin minh chứng, xác nhận minh chứng và bảo vệ minh chứng để tổng hợp viết báo cáo đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ mà tin rằng khoa Văn có thể làm tốt  những điểm mạnh điểm này. Ông Hòa cũng chỉ rõ trong đánh giá chất lượng giảng dạy thì khoa Văn có ưu điểm hơn cả về cơ sở vật chất nhờ vào hệ thống tư liệu phong phú giúp hoạt động tư vấn hỗ trợ sinh viên được hiệu quả.

Thời gian thực hiện Báo cáo tự đánh giá chất lượng CTĐT là 19 tuần. Cụ thể cách triển khai viết Báo cáo sẽ có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn từ phía các chuyên gia của Trung tâm ĐBCLĐT.

Tác giả: Phạm Huyền - video: Anh Trung

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây