Ngôn ngữ
1. Mục đích, ý nghĩa:
– Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về vai trò của rừng, môi trường, thiên nhiên đối với đời sống con người. Tầm quan trọng của việc bảo tồn những nguồn gen quý của thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững về rừng và môi trường ở Việt Nam.
– Tuyên truyền về chính sách dân tộc, miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp đồng bào ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa đặc sắc của dân tộc góp phần xây dựng đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
– Phản ánh sâu rộng các sự kiện, hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu.
– Ghi nhận và nêu những tấm gương có đóng góp tích cực hiệu quả trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế môi trường, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững.
2. Chủ đề và thể loại tác phẩm dự thi:
Nội dung bao gồm:
– Phát hiện những tồn tại, bất cập, điểm nóng về rừng, tài nguyên, môi trường. Đề xuất được giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ sự bất cập, khó khăn.
– Viết về chính sách dân tộc, miền núi, xóa đói giảm nghèo, phương pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa đặc sắc dân tộc, góp phần xây dựng đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
– Những chương trình, dự án, những hành động thiết thực cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và phát triển bền vững trong lĩnh vực rừng, tài nguyên, môi trường.
– Nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; Bảo vệ môi trường, thiên nhiên; Bảo vệ động vật hoang dã;
– Nêu tấm gương điển hình trong cách làm mới, mô hình mới trong phát triển kinh tế rừng, kinh tế môi trường, ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững.
– Nêu tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng góp phần xóa đói giảm nghèo ở miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Công tác bảo vệ môi trường sinh thái; Phòng, chống biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai lũ quét, sạt lở đất…
Thể loại tác phẩm dự thi:
Bài viết, Bài phản ánh, Phỏng vấn, Bình luận, Phóng sự, Ký sự, Bút ký, Truyện ngắn, Phóng sự ảnh.
3. Đối tượng dự thi:
– Tất cả các cây bút chuyên và không chuyên trong và ngoài nước.
– Mỗi người được gửi không quá 3 bài viết. Đối với phóng sự ảnh không hạn chế số lượng.
4. Quy định chung:
– Tác phẩm hợp lệ phải là bài viết, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, ký sự, bút ký, phóng sự, truyện ngắn, với số lượng từ 500 đến dưới 1.500 từ, phóng sự ảnh không hạn chế số lượng ảnh, kích vỡ ảnh 13 cm x 18 cm (ảnh chụp thực tế không qua chỉnh sửa); bài, ảnh chưa in trên các báo và tạp chí ở Trung ương, địa phương hoặc đăng- phát trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, tác phẩm dự thi không được gửi in sách, báo hay tạp chí, bản tin, đặc san, chuyên đề nào khác. (kể từ ngày Ban tổ chức phát động cuộc thi).
– Bài dự thi viết bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng, không viết tắt, không dùng từ ngữ thô tục, phản cảm. Nội dung đánh máy trên bản word, font chữ Times New Roman, cho chữ 14 và gửi qua hòm thư tòa soạn (ở dưới trang).
– Bài dự thi phải do chính tác giả viết, ảnh chụp minh họa thực tế, phóng sự ảnh báo chí chụp thực tế không qua chỉnh sửa trên máy tính hoặc phương tiện kỹ thuật khác.
– Tác phẩm dự thi ban tổ chức được toàn quyền sử dụng để biên tập, duyệt đăng trên các số Tạp chí Rừng và Môi trường (bản in) và trên Tạp chí điện tử www.moitruongvadoisong.vn mục đích tuyên truyền. (không kinh doanh).
5. Thời gian dự thi:
– Từ ngày 22/ 01/2016 đến ngày 22/05/2016.
Xem thông tin trên báo điện tử
www.moitruongvadoisong.vn
www.tienphong.vn
www.baotainguyenmoitruong.vn
www.tapchigiadinhvatreem.vn
và trên các trang web của các trường đại học nông lâm, tài nguyên môi trường.
6. Cách thức gửi bài dự thi:
– Tác giả có tác phẩm dự thi ghi rõ tên (bút danh), số CMND, số điện thoại, Email, địa chỉ liên hệ.
– Địa chỉ gửi bài và liên hệ: Tòa soạn Tạp chí Rừng và Môi trường
Số 114 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 04. 37541311 – Email : [email protected]
7. Tiêu chí đánh giá tác phẩm đoạt giải:
Các tác phẩm được tuyển chọn phải đạt các tiêu chí sau:
– Tính thời sự, chính xác, khách quan, giá trị thông tin cao;
– Bám sát các nội dung, chủ đề ban tổ chức đã nêu ở trên;
– Nội dung tác phẩm có tác động ảnh hưởng rộng lớn, có sức lan tỏa lâu dài.
8. Giải thưởng cuộc thi:
Ban tổ chức chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải bao gồm:
– 1 Giải A 10 triệu đồng
– 2 Giải B (5 triệu đồng/giải)
– 5 Giải Khuyến khích (3 triệu đồng/giải)
Ngoài tiền thưởng, các tác giả, tác phẩm đạt giải được kèm theo Giấy chứng nhận của ban tổ chức. (Tác phẩm đạt giải sẽ được giới thiệu in trên số báo đặc biệt Kỷ niệm 10 năm Thành lập Tạp chí Rừng và Môi trường).
9. Thời gian công bố và trao giải:
Ban Tổ chức sẽ trao giải tại Lễ Kỷ niệm 10 năm Thành lập Tạp chí Rừng và Môi trường (tổ chức vào dịp Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016, tại Hà Nội).
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn