Ngôn ngữ
Thời gian: 9h30 sáng thứ Hai, 15-5-2017
Địa điểm: Phòng 314 nhà A, game đánh chắn online đổi thưởng , 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Diễn giả: TS. Lâm Minh Châu, Khoa Nhân học
Thông qua trường hợp một làng nông thôn miền Bắc, nơi đã và đang chứng kiến những đổi thay đáng kinh ngạc qua ba thập kỷ Việt Nam tiến hành Đổi mới theo mô hình kinh tế thị trường, cuốn sách này phân tích những chuyển biến trong đời sống kinh tế ở nông thôn Việt Nam thời kỳ mở cửa, đặt trong tương quan so sánh với quá trình chuyển đổi đầy phức tạp và nhiều thăng trầm từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở nông thôn Trung Quốc, Đông Âu và rộng hơn thế nữa.
Hai chủ đề được bàn đến trong cuốn sách này cũng là hai chủ đề nhận được quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu về Việt Nam trong ba mươi năm qua. Chủ đề thứ nhất là Đổi mới. Từ cuối thập kỷ 1980 cho đến nay đã có hàng trăm chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề khác nhau của quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu và độc giả, vẫn có những khía cạnh cụ thể về Đổi mới cần được bàn rõ hơn. Với các độc giả nước ngoài, một trong những mối quan tâm hàng đầu là bổ sung các nghiên cứu về Đổi mới ở khu vực nông thôn, trong bối cảnh các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam vẫn tập trung vào các khu vực đô thị và ven đô là chủ yếu. Với độc giả trong nước, một trong những câu hỏi lớn nhất lại là Đổi mới có gì giống và khác so với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Những thành tựu và hạn chế của Đổi mới đã được bàn đến rất nhiều trong các nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Tuy nhiên, việc so sánh giữa Đổi mới ở Việt Nam và các quốc gia khác đã diễn ra quá trình chuyển đổi mang tính bước ngoặt của thế kỷ 20 này vẫn chưa được quan tâm tương xứng. Góp phần bổ sung thêm vào những điểm quan trọng đó là mục đích thứ nhất của cuốn sách này.
Chủ đề thứ hai là kinh tế nông thôn Việt Nam. Đây lại càng là một chủ đề không mới. Nếu không tính đến các ghi chép từ thời phong kiến, thì các nghiên cứu học thuật về nông thôn Việt Nam ít nhất đã có lịch sử gần một thế kỷ, từ khi Pierre Gourou dọc ngang châu thổ sông Hồng để tìm hiểu những người nông dân và nền văn minh lúa nước. Trên chặng đường đó, đã có nhiều quan điểm khác nhau về đặc tính và xu hướng vận động của kinh tế nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc tranh luận lớn nhất vẫn là xung quanh câu chuyện nông thôn Việt Nam “trì trệ” hay “đổi mới,” và những người nông dân Việt Nam là “bảo thủ” hay “năng động.” Cột mốc quan trọng nhất là cuối thập kỷ 1970, khi nông thôn Việt Nam trở thành trung tâm của cuộc tranh luận học thuật nổi tiếng trong lịch sử nghiên cứu nông dân và nông thôn trên thế giới, giữa một bên là lý thuyết “nền kinh tế duy tình” của James Scott và một bên là lý thuyết “người nông dân duy lý” của Samuel Popkin.
Trải qua hơn bốn thập kỷ, dư âm của cuộc tranh luận ấy vẫn còn đậm nét trong giới nghiên cứu học thuật trên thế giới hiện nay. Với riêng Việt Nam, ảnh hưởng của nó lại càng mạnh mẽ trong bối cảnh của thời kỳ Đổi mới, khi Việt Nam đang trên con đường mở cửa theo định hướng thị trường từ xuất phát điểm là một nước tiểu nông, với 80% diện tích là nông thôn và 70% dân số là nông dân ở thời điểm bắt đầu mở cửa. Những người theo tư duy “nông dân duy lý” hy vọng vùng nông thôn sẽ là động lực để Việt Nam tiến lên hiện đại và nắm bắt những cơ hội thịnh vượng và phát triển của kinh tế thị trường. Những người theo quan điểm “duy tình” thì lại lo ngại rằng người nông dân với tâm lý “tiểu nông” bảo thủ và trì trệ sẽ là trở ngại cho sự thay đổi đó.
Tuy nhiên những gì chúng ta chứng kiến trong 30 năm của Đổi mới cho thấy rằng việc áp dụng duy nhất một mô hình, cho dù là duy lý hay duy tình, đều chưa phản ánh được tính phức tạp của quá trình vận động ở nông thôn Việt Nam. Một mặt, chính nông thôn Việt Nam là chìa khóa cho sự thành công của giai đoạn đầu Đổi mới, khi những người nông dân là lực lượng ủng hộ mạnh mẽ nhất cho quá trình giải thể các hợp tác xã để chuyển sang mô hình sản xuất cá thể theo hướng thị trường. Họ cũng chính là động lực đưa Việt Nam từ một nước thiếu ăn những năm 1980 sang một quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới chỉ vài năm sau đó. Mặt khác, cũng chính những người nông dân và khu vực nông thôn hiện nay lại đang xuất hiện liên tục trên truyền hình và báo chí, trong những phóng sự về FTA, WTO hay TPP, với hình ảnh của sự trì trệ, ngại thay đổi, và do đó trở thành lực cản với con đường hội nhập sâu rộng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vậy rốt cuộc người nông dân Việt Nam là duy lý hay duy tình, bảo thủ hay năng động, chỉ muốn an phận thủ thường hay có đầu óc làm giàu và tư duy lợi nhuận, và đâu mới là thực sự động lực đã và đang dẫn đường cho họ trong quá trình chuyển đổi của nông thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới? Góp phần giải đáp những câu hỏi đó là mục đích thứ hai của cuốn sách này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn